CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 106

100

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

CẤP ĐỘ SÂN HẬN

Sự tức giận của con người có nhiều cấp độ khác nhau

như sự nổi nóng, hờn mát, hung dữ, huỷ hoại và thù hận. Tuỳ

trường hợp mà phản ứng của con người có thể rơi vào một,

hai hay cả năm tình huống vừa nêu. Nếu rơi vào cả năm tình

huống đó thì phải biết đã chuốc lấy sự bất hạnh. Chính vì thế,

sự an lạc, tĩnh tại đời sống nội tâm không còn nữa. Nói cách

khác, nuôi cơn giận còn khó hơn nuôi người bệnh, bởi cơn

giận làm hao tâm, tổn trí mất hết sự an lạc!

Sự nổi nóng có thể biểu đạt qua nhiều cách thức như cau có,

bực bội, khó chịu hoặc thay đổi sắc mặt, ngữ điệu, thái độ ứng

xử, cử chỉ sinh hoạt hàng ngày gần như bị biến dạng. Người

đang giận nếu bị chứng bệnh cao huyết áp hay tim mạch thì sẽ

thấy gương mặt tái xanh. Nếu có chứng bệnh khác thì gương

mặt đỏ lên do máu dồn lên não quá nhiều, làm căng thẳng thần

kinh rất khó chịu. Sự biến dạng này được xem là hệ quả của thái

độ nôn nóng, nông nổi và rất nguy hiểm!

Trạng thái ngấm ngầm biểu đạt một cách vi tế của sân

hận là hờn mát. Sự hờn mát có thể tạo ra nỗi buồn bực, dẫn

đến thái độ ganh tị hay hiềm khích. Chú tâm vào việc làm,

lời nói của người khác từ tàng thức của mình mà không bộc

lộ ra ngoài. Khi hờn mát, con người có thói quen quay lưng,

không chú ý quan tâm, không lắng nghe, không nhìn đối diện

hay gặp gỡ với người đã tạo ra sự hờn mát cho mình dù hành

động, lời nói của người đó vô tình. Như vậy, thái độ hờn mát

khép kín cửa ngõ quan hệ truyền thông giữa mình với những

người xung quanh.

Việt Nam có câu thành ngữ, “Hơi đâu mà giận người

dưng nước lã” như là phương châm ứng xử để mình mặc

nhiên với mọi việc làm của người. Bản chất câu này rất nguy

hiểm cho việc duy trì các quan hệ. Nếu đó là phương châm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.