102
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
Tác hại, biểu đạt lớn hơn với cường độ và tốc độ mạnh
hơn của sân hận là sự huỷ hoại. Theo kinh điển, lòng sân
hận có chức năng huỷ diệt đối tượng, có thể biểu đạt qua
các động tác đập phá đồ đạc, dồn nén sự giận dữ vào tờ giấy
rồi vò nhàu nát hay xé ra từng mảnh nhỏ, hoặc thái độ ăn
miếng trả miếng, ứng xử rất giang hồ. Làm vậy, khiến lòng
giận dữ ngày càng leo thang, làm cho nội kết giữa mình và
người không bao giờ có dấu chấm kết thúc. Có thể kéo dài
từ đời này sang đời khác. Thậm chí sau này, con cháu lớn lên
và nghe kể lại những giai thoại về nội kết giữa hai gia đình,
dòng tộc hay người khác thì con cháu của họ sẽ có mặc cảm,
thành kiến với nhau dù không hề quen biết. Họ vẫn không
thể nhìn, cười hoặc quan hệ bình thường với nhau.
Biểu hiện cuối cùng là lòng thù hận, ôm ấp sự thù hằn,
giận dữ trong tâm. Nhiều người nuôi quyết tâm trả thù trong
tương lai. Sự trả thù rất đa dạng. Trước hết, có thể ngấm
ngầm dưới thái độ tâm lý “loại trừ”, không bao giờ chấp
nhận sự tồn tại song hành giữa mình và kẻ thù, nghĩa là đặt
mình với họ lên bàn cân, một mất một còn, ngày và đêm,
mặt trời và mặt trăng. Đó là cách ứng xử theo quan điểm nhị
nguyên đối lập lẫn nhau nên không chấp nhận người khác
cùng có mặt với mình. Phật giáo gọi đó là “oán tắng hội
khổ”, nghĩa là nỗi khổ của hai người không ưa nhau nhưng
phải gặp nhau mỗi ngày, phải sống chung trong một ngôi
nhà, làm việc chung cơ quan. Mỗi lời nói, việc làm, suy nghĩ
của họ đều trái ngược như nước với lửa.
Sở dĩ, lòng thù hận nguy hiểm vì nó là nền tảng và được
biểu đạt bằng sự nổi nóng, hờn mát, hung dữ, huỷ hoại và
nhiều cách thức khác. Đôi lúc, có người phản ứng hết sức
cực đoan bằng cách kết liễu mạng sống của đối tượng. Ví dụ
trong cơn ghen, phụ nữ có tính Hoạn Thư có thể dùng axit để
huỷ hoại thân thể người xen vào hạnh phúc của mình. Trong