CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 109

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

103

quan hệ đối tác, có thể hạ thủ đối phương để tranh giành địa

vị, quyền lợi. Vì thế, bất cứ lúc nào con người còn ôm giữ

sân hận thì còn là nạn nhân của nội kết không tháo gỡ được.

Nội kết là ức chế và trói buộc tâm lý đối với người nào

đó, bắt nguồn từ thái độ mặc cảm, ganh tị, tranh giành hơn

thua, xung đột, va chạm thương tổn, từ tâm lý ngã mạn cống

cao, từ bản ngã muốn mình trở thành trung tâm của vũ trụ,

trục xoay của trái đất. Do con người không được đáp ứng hay

không thể thoả mãn những tâm lý trên nên lòng sân hận trỗi

dậy. Tự thân đang thiết lập bức tường vô hình nhưng không

nhìn thấy được. Khi giao tiếp với đối phương thì gai góc xuất

hiện, thần kinh căng thẳng, mặt trắng nhợt hay đỏ bừng, tim

đập nhanh. Đó là những trạng thái tâm lý làm thay đổi mối

quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

GỐC RỄ CỦA GIẬN DỮ

Nhà Phật dạy, muốn giải phóng sân hận trước hết phải nhận

ra nguyên nhân tại sao nó có, do chủ quan hay khách quan, nội

hay ngoại tại, do sự hiểu lầm hay từ sự tổng hòa của những điều

vừa nêu trong từng tình huống cụ thể? Phải chịu khó lắng tâm,

quan sát và tư duy khách quan thì mới thấy được mấu chốt và

diễn tiến của nguyên nhân gây ra sân hận.

Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật nêu 10 nguyên nhân

của lòng sân liên hệ đến ba đối tượng là tự bản thân, những

người mình thương và những người mình ghét xuyên suốt ba

mốc thời gian là quá khứ, hiện tại và vị lai.

Trước nhất là ba tâm niệm cho rằng người khác làm tổn hại,

ảnh hưởng đến hạnh phúc của mình trong quá khứ, hiện tại và

tương lai. Khi nghĩ lợi lạc, hạnh phúc của mình bị thương tổn thì

phát sinh và nuôi dưỡng lòng thù oán trong tâm.

Ba trường hợp kế tiếp thuộc ba tính cách tâm lý tương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.