CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
•
105
cần phải biết được cách biểu hiện của giận dữ, hận thù. Mỗi
người có một cách biểu đạt sự giận riêng. Người thể hiện thầm
kín, người công khai rõ rệt như Trương Phi, người gồm cả thầm
kín và công khai. Phải biết thái độ sân của mình thuộc dạng nào
để có thể tháo gỡ dễ dàng. Thứ ba, tìm đúng phương pháp để
có thể quản trị được lòng giận dữ hay cơn sân hận. Thứ tư, cần
phải phóng thích lòng sân hận của bản thân đối với người khác.
Rất có thể, nỗi đau đang mắc phải có gốc rễ từ quá khứ
hay là cây gai vẫn đang nằm trong tim, hoặc là ống chích đã
ghim vào nhận thức và có thể trở thành vũ khí đối với bất cứ
người nào có mối quan hệ lận đận.
Bốn bước hóa giải sự thù hận và nỗi đau sân hận này đã
đặt chủ thể trong thế phải thay đổi cách nhìn. Nghĩa là, phải
nhìn như thế nào để cách lý giải, nhận định, đánh giá, phân
tích sự kiện dẫn đến quyết định khôn ngoan và giải pháp an
toàn, tích cực, mang tính chất chuyển hóa, thiết lập được
quan hệ tình người giữa các đối tượng với nhau. Thực tập
theo bốn bước này sẽ có kết quả là thân được an, tâm vui, tất
cả những căng thẳng trong quan hệ, tất cả trầm cảm, ức chế
tâm lý được phóng thích hoặc tháo gỡ. Đây là nỗ lực thoát
ra những cái gút ở trong tâm, nhận thức, tâm lý, nhất là mở
được gút trong cách ứng xử ở đời.
Sự hóa giải là một quy trình vừa tâm lý vừa nhận thức và
cũng thuộc về chủ nghĩa hành động. Nếu không liên tục nỗ
lực tích cực, chỉ làm phân nửa hoặc làm 30% thì nội kết ở
phương diện mặt nổi được tháo gỡ nhưng thực sự bên trong
vẫn còn những lận đận, khổ đau vi tế, dây kẽm gai, hàng rào,
bức tường phân ranh nên khổ đau có thể gia tăng trong tương
lai. Bởi vì, trạng thái ức chế cơn sân hận thường mang lại
những hậu quả không thể lường trước được.
Người con Phật tìm giải pháp hóa giải lòng thù hận thì có