CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
•
107
Đây còn gọi là phương pháp ngăn chặn. Khái niệm này vay
mượn từ trong quân sự để dễ dàng hình dung và hiểu.
Đôi khi, có cuộc chiến không mang lại giá trị hạnh phúc
cho cả hai dù chính nghĩa hay phi nghĩa. Nếu kéo dài cuộc
chiến sẽ biến người dân thành những nạn nhân khổ đau. Do
đó, người “cầm cân nẩy mực” không cho phép tự ái, vì bản
ngã cá nhân làm cho hai bên chiến tuyến đối lập phải tiêu diệt
lẫn nhau, khiến người thân của họ phải đau khổ vì mất mát.
Phải tìm mọi cách hoãn binh để cuộc chiến không diễn ra.
Nhưng hoãn binh chỉ là một trong những cách thức tạm thời.
Chúng ta cần chặn đứng hoạt động của dòng chảy cảm
xúc đó, có thể dùng lực cản lớn hơn để trấn áp những gì
khiến lòng bực tức, không vui. Dùng âm thanh lớn để trấn
áp tiếng ồn khiến bực dọc. Thí dụ: Người làm cha, mẹ trong
gia đình có thể quát tháo, ra lệnh những đứa con im lặng.
Phương pháp đó làm cho trạng thái im lặng được diễn ra,
đồng thời cũng gây phản ứng ức chế trong lòng đứa trẻ, dù
không đủ sức chống trả những điều bị cha mẹ áp đặt, chúng
không cảm thấy thoải mái trước cưỡng lực bắt buộc. Việc
dùng động lực lớn đế trấn áp động lực nhỏ là phương pháp
tạm thời chứ không thể lâu dài.
Cơn giận dữ đối với người không thích, không ưa,
không thương… sẽ trở thành nguồn nội kết trong mối
quan hệ. Do đó, sự hiềm khích được nuôi nấng, hâm nóng
một cách tình cờ hay cố ý, trở thành thách đố của hạnh
phúc trong đời sống con người.
Mối quan hệ giữa con người, đôi lúc có những ổ gà, ổ
voi, nhiều sỏi đá, mảnh chai và thậm chí dây xích ngăn cách.
Nếu không nỗ lực san lấp cho bằng phẳng thì sự mâu thuẫn
ngày càng gay gắt. Đôi lúc, sự mâu thuẫn có nguồn gốc từ
sự hiểu lầm hoặc do bản ngã, ích kỷ, phản ứng tự vệ trấn áp