CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 114

108

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

đối phương khiến họ phải khiếp sợ không dám gây hấn nữa.

Bất kỳ cuộc xung đột nào, hai bên đều tìm những lý do để

được quyền tấn công khi nghĩ đối phương là kẻ thù. Có thể

tấn công người khác bằng lời thị phi độc ác, thái độ hằn học

hoặc bằng cách cô lập… Nếu cuộc chiến không mang lại giá

trị xây dựng thì sự hoà hợp an vui sẽ không được thiết lập.

Đức Phật dạy: phải thấy được lợi ích của sự hoãn binh,

có thể giúp hai bên mâu thuẫn ngừng trận đánh, nghĩa là

ngừng những cơn sân hận phiền não. Bởi vì, càng đẩy

cơn sân hận bằng phản ứng đánh nhau giữa hai bên, cộng

đồng, liên minh hay quốc gia… thì càng làm tăng trưởng

khổ đau chồng chất, tạo thành núi và kéo dài kiếp này

sang kiếp khác. Chẳng hạn, cuộc chiến giữa Irael và Pal-

estine đã qua nhiều thế kỷ mà bây giờ vẫn tiếp tục đánh

nhau, trở thành kẻ thù khó có thể chấp nhận nhau.

Nỗi bất hòa xung đột và hiểu lầm làm con người mất ăn,

mất ngủ, tốn hao nhiều sức lực lẽ ra sức khoẻ ấy được dùng

làm những việc có hiệu quả hơn trong hiện tại và tương lai. Có

nhiều cách để hoãn cơn giận, vì con người chưa đủ sức chấm

dứt cơn giận dữ ngay lập tức nên tạm thời hoãn binh để ngăn

chặn phản ứng do lòng giận dữ và không làm tổn thương

người thân. Không làm cho người khác cảm thấy nghẹt thở

vì cơn giận, ngột ngạt vì lời nói căng thẳng, bực tức vì hành

động khiêu khích là điều hay. Từ thói quen tự vệ đã dẫn đến

tình trạng thanh toán lẫn nhau, phần lớn sự khởi thuỷ của vấn

đề chẳng đáng gì cả, hoặc chỉ xuất phát từ miệng lưỡi.

Đừng lấy quyền để buộc người khác phải theo mình.

Đừng bắt người khác chấp nhận những cái mình muốn và

cũng đừng hăm dọa, nạt nộ, nguyền rủa, chỉ trích người khác

dù mình đúng. Thái độ và cách ứng xử đó không làm cho

cuộc chiến của sân hận kết thúc tốt đẹp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.