106
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
thể theo kinh nghiệm riêng, nhưng nên dựa vào kinh nghiệm
của đức Phật được ghi trong kinh điển để giải pháp trở nên
hữu hiệu nhất.
Các giải pháp đặt nền tảng trên việc quán chiếu nguyên
nhân, gốc rễ của lòng sân hận mà đức Phật đã dạy trong
kinh điển Pali rằng: “Từ lúc Ta thành đạo đến khi gần qua
đời, Ta chỉ tuyên bố hai điều: Thứ nhất, vạch mặt chỉ tên
thực tại khổ đau, thứ hai, chỉ ra con đường hóa giải thực
tại khổ đau đó”.
Tất cả những pháp môn, tình thương Ngài để lại cho cuộc
đời là chỉ cho con người thấy được thực tại của khổ đau và
chuyển hóa thực tại khổ đau đó bằng những phương pháp cụ
thể. Từ đó, đạo Phật được quan niệm như là đạo của chủ nghĩa
hành động, dấn thân, xóa đi lòng vị kỷ, hẹp hòi, mở lòng vị tha,
dang rộng đôi tay với tình thương bao la ôm lấy người khác để
chuyển hóa khổ đau, dù khổ đau đó được thiết lập cố ý hay vô
tình, bằng vô minh hay thù hận hoặc sự hiểu lầm.
Hãy nhận dạng nguyên nhân bất kỳ thiết lập sự sân hận,
khổ đau. Đồng thời, không nên để những khổ đau này khống
chế, hoành hành thân tâm, làm con người mất hết an vui.
Đương sự phải có trách nhiệm tháo gỡ khổ đau, nội kết do
lòng sân hận đã, đang và sẽ để lại trong tâm hồn những nỗi
buồn, sợ hãi và khổ đau.
CHINH PHỤC CƠN GIẬN
Trong kinh điển, đức Phật đề cập rất nhiều giải pháp ứng
dụng để chuyển hóa và chiến thắng cơn giận dữ. Có thể vận
dụng năm, bảy phương pháp cùng một lúc hoặc chọn phương
pháp trọng tâm và phương pháp còn lại trở thành hỗ trợ, miễn
sao vận dụng để có chất liệu an lạc, bình tĩnh và sáng suốt. Từ
đó vượt qua sự khủng hoảng, nỗi khổ, niềm đau trong cuộc đời.