CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 110

104

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

tự, được truyền qua những người thân thương. Chẳng hạn,

khi vợ chồng, con cái, anh em, bà con quyến thuộc, những

người cùng lý tưởng của người nào đó bị làm thương tổn y

sẽ bảo vệ, bênh vực. Đồng thời, sẵn sàng bày tỏ thái độ ghét

bỏ, căm phẫn người tạo ra rắc rối cho người thân của y. Làm

vậy là đã gieo trồng những hạt giống sân hận rất vô cớ. Vì

hai đối tượng đang có nội kết với nhau, người trung gian lẽ

ra phải hòa giải giúp họ không còn thù nhau nữa thì lại tạo

liên minh với người thân thương để đẩy người không thân

thương vào tình thế không còn lối thoát.

Trường hợp kế tiếp khá phức tạp. Khi thấy người khác

chăm lo, săn sóc, quan tâm đến người mình thương thì lòng

sân hận nổi dậy, ganh tị vì sợ người khác có thể chiếm đoạt

tình cảm người mình thương, hoặc sẽ khiến cho tình cảm của

mình và người mình thương bị mai một nên tỏ ra ghét cay

ghét đắng, căm thù người kia.

Ba trường hợp còn lại là ghét cay ghét đắng những người

mà bạn mình không thích quan tâm, chăm sóc, lo lắng, giúp

đỡ. Tâm lý con người thường buộc người khác vào thế ứng

xử liên minh với nhau. Người có tâm lý ứng xử theo dạng này

thường có thói quen đặt ra những điều kiện, “nếu anh, chị là

bạn của tôi thì phải cùng phe với tôi, tôi ghét người nào thì

anh, chị phải ghét người đó”. Hoặc mặc nhiên ám chỉ bằng

thái độ, cử chỉ, lời nói để người khác hiểu rằng, nếu quan hệ

với tôi thì bạn phải chấm dứt quan hệ với bên kia. Bằng cách

ấy, con người rơi vào trạng thái cực đoan, “Thương ai thương

cả đường đi, ghét ai ghét cả tông chi họ hàng” dù trên thực tế,

thân bằng quyến thuộc của họ là người có tư cách, tốt bụng

và không có lỗi lầm gì đối với ta.

Khi tìm giải pháp hóa giải hận thù hay cơn sân hận, trước

nhất phải nhận dạng, phải hiểu được gốc rễ sự hận thù. Thứ hai,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.