CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
•
101
thì chẳng lẽ cho phép mình giận người thân hay sao? “Hơi
đâu mà giận người dưng” cũng có nghĩa là được quyền giận
những người thân, gần gũi và có quan hệ trực tiếp hay thuộc
hạ. Như vậy, thái độ giận đó được bào chữa, nuôi dưỡng
bằng cách nhìn nhận sai lầm ở chỗ, nếu người thân làm việc
sai trái thì được bày tỏ thái độ trừng phạt, giận dỗi, hờn mát,
căm phẫn. Phương thức ứng xử như thế rõ ràng tổn thất nặng
nề đối với đời sống tâm linh.
Sự hung dữ chỉ là trạng thái căng thẳng về chiều kích
xấu hơn lòng sân, được biểu đạt bằng động tác khua tay múa
chân, khua môi múa mép, phùng mang trợn mắt, nguyền rủa
chửi bới, la hét, hù dọa cay cú. Hù dọa tưởng chừng đơn giản
nhưng tác hại khôn lường. Tục ngữ có câu, “Một cái doạ
bằng ba cái đánh”, nghĩa là khi đánh, đau một lần thôi. Còn
khi hù dọa thì không biết bị đánh ở đâu, lúc nào. Cho nên,
cảm giác sợ hãi lo lắng cứ thường trực, tồn tại làm tâm họ
không được yên ổn. Vì vậy, sự hù dọa để lại khổ đau lâu dài.
Khi giận, đừng hù dọa vì sẽ khiến tâm người khác chất chứa
giận hờn. Sự mặc cảm, tự ti, sợ hãi trưởng thành lâu dài ở họ.
Lời nguyền rủa cũng có tác hại tương tự. Chẳng hạn,
người bệnh gần chết nhưng do giận con cháu nên đuổi họ đi
và nhắn lời không cho họ về để tang khi mình chết, nếu họ về
thì mình chết không nhắm mắt. Theo nhà Phật, điều này tạo
ra sự ức chế tâm lý khiến vong linh khó siêu thoát. Nếu được
tái sinh thì bản tính vẫn ẩn chứa lòng hờn mát, giận dữ, sân
hận, dễ cau có, bực bội. Hơn thế nữa, sự sân giận còn làm đối
tượng bị cắn rứt lương tâm, giày vò khó chịu, buồn rầu. Buồn
bực ấy có thể đưa đến những căn bệnh nguy hiểm như cao
huyết áp, tai biến mạch máu não, dễ dàng dẫn đến cái chết
ngang trái. Do đó, đừng bày tỏ sự hung dữ do lòng sân hận vì
nó không mang lại lợi ích cho mình và người thân!