CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
•
99
thì ông ta lại cau có với con cái. Mở tập kiểm tra của con,
thấy nhiều điểm yếu, ông bực mình quát: “Thằng này, học
chẳng ra chi! Hồi bằng tuổi con, ba từng làm lớp trưởng,
Tổng thống Nixson từng là bạn của ba. Còn bây giờ, con
chỉ có việc học cũng không xong thì làm được việc gì…”
Đứa con liền trả lời: “Ba ạ! Con biết điều đó, con rất kính
phục ba! Nhưng rất tiếc, khi Nixson bằng tuổi ba thì ông ta
là Tổng thống Mỹ, còn ba chỉ là công nhân thôi”.
Đôi khi, cha mẹ phóng thích cơn giận vô tội vạ như thế là
tạo ra chất xúc tác cho con cái trở thành kẻ bất hiếu, không
biết tôn trọng người lớn. Thậm chí, chính cha mẹ gián tiếp
làm con trở thành kẻ hư đốn. Vì vậy, không nên tạo sự lây lan
tâm lý sân hận từ người này sang người kia.
Muốn cắt đứt sự lây lan sân hận, phải đình chỉ ngay việc
tiêu thụ thực phẩm của sân hận mà bản chất biểu hiện của
nó rất đa dạng và vi tế. Trước khi phân tích phần này, cần
phải hiểu được cơ chế tương tác thân và tâm con người. Nhà
Phật có thuật ngữ danh và sắc. Theo tâm lý học hiện đại,
thân và tâm là biểu hiện tâm sinh lý con người. Hai phương
diện này luôn tác động qua lại với nhau. Có khi bực bội phát
xuất từ cơ chế sinh học do mất ngủ, bị chứng bệnh gây đau
nhức, khó chịu nên bị trầm cảm, uể oải, thụ động. Rõ ràng,
ảnh hưởng tâm lý đã tác hưởng xấu cho sức khoẻ, thân thể.
Ngược lại, ảnh hưởng xấu của sức khoẻ có thể tương tác và
tạo ra tiêu cực cho tâm lý, nhận thức dẫn đến ứng xử không
khôn ngoan. Hiểu rõ cơ chế tương tác giữa thân và tâm thì
không nên khinh thường sức khoẻ của thân và sự vận hành
của cảm xúc sân hận. Ngược lại, phải biết phương thức chăm
sóc cả thân và tâm để tháo gỡ sân hận. Đừng cho tâm lý sân
biểu hiện thành thái độ nóng giận, quát tháo, chửi bới, đánh
đập, nguyền rủa, hù doạ, thương tổn, loại trừ, chiến tranh…