CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
•
113
mình một cách đầy đặn vì gợn sóng làm hình ảnh bị biến dạng.
Tương tự, cơn sóng của khổ đau đã làm cho gương mặt người
bị méo, không còn tươi tắn nữa. Người bị giận dữ chinh phục
thì thái độ sẽ thay đổi, nhận thức không còn sáng suốt và hành
động chỉ để lại hối hận về sau. Do vậy, để gương mặt được
thanh quang, phong cách rạng rỡ, đừng bao giờ nuôi dưỡng cơn
giận dữ. Nhìn chung, sự tránh duyên, đổi đài hay lánh mặt trước
những hoàn cảnh, con người, sự kiện, vấn đề không vui vẫn có
khả năng ngăn chặn cơn giận ở mức độ nào đó.
Tuy nhiên, nếu dừng ở phương pháp tránh duyên hay
lánh mặt, chạy trốn thì không phải là giải pháp lâu dài, vì nội
kết sân hận trong tâm vẫn tồn tại. Nếu không biết cách ngăn
chặn thì đến một lúc thích hợp, cơn giận dữ tiềm ẩn sẽ bộc
phát với cường độ giận dữ lớn hơn, sẽ tàn phá mối quan hệ
lớn hơn gấp nhiều lần.
Chính vì thế, giải pháp hoãn binh hay đổi đài chỉ là giải pháp
tạm thời, mang tính hỗ trợ. Bởi vì, có những người sống trong
quán tính, thói quen sân si hoặc cách ứng xử đối đầu. Chẳng
hạn, khi bị người khác đánh một cái thì bằng mọi giá phải đánh
lại cho người đó đau hơn, hoặc bị người khác tát một cái, phải
tát lại họ hai cái, bị chửi một câu thì phải mắng lại hai câu.
Tức là xử sự theo cách thế để người kia không còn dám dụng
đến mình. Cho nên, cách hoãn binh hay đổi đài chỉ là cách ẩn
náu các phiền não, hay làm lắng dịu các phiền não chứ chưa
phải chuyển hoá phiền não một cách trọn vẹn.
Trong kho tàng văn học truyện cổ dân gian Trung Hoa có
câu chuyện nói về con chim khách và chim cú. Chim khách
là loài chim có tiếng hót hay, được mọi người yêu thích vì họ
quan niệm như biểu tượng của hạnh phúc, khiến người nghe âm
thanh có thể sảng khoái tinh thần. Ngược lại, tiếng hót loài chim
cú bị người đời chán ghét, vì dân gian quan niệm tiếng kêu của