CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 121

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

115

cho đời sống con người. Khi nhận ra được lợi và hại của việc

chuyển hoá lòng sân hận tạm thời và dứt điểm thì nên chuyển

hóa, không nên chạy trốn và cần có bản lĩnh giải quyết dứt điểm.

Sớm hay muộn gì cũng phải đối diện với nó. Bằng không, nó

cũng biến dạng theo cách thức khác còn nguy hiểm hơn.

HÀNH ĐỘNG TƯƠNG NHƯỢNG

Giải pháp khác có thể hóa giải sân hận là thái độ tương

nhượng. Giải pháp này yêu cầu người nỗ lực hoá giải sân

hận phải có thái độ nhường nhịn để tạo không gian bớt

căng thẳng, dễ thở cho cả hai, tìm không gian mới để cả

hai cùng thiết lập lại mối quan hệ không khổ đau. Cần tạo

ra hiệp ước, dĩ nhiên là hiệp ước xã hội giữa hai người,

hai đoàn thể, hai cộng đồng hay hai quốc gia. Hiệp ước đó

phải đặt trên trục xoay giá trị và lợi ích song phương, hai

bên đều được lợi lạc. Khi đã thiết lập được hiệp ước giá

trị với ranh giới của sự tương nhượng thì không nên hủy

bỏ hiệp ước đó vì bất cứ lý do nào.

Có rất nhiều cách tương nhượng. Ví dụ về cá tính của con

người, khi mới gặp đối phương có cá tính mạnh thì sự khác

nhau về tính tình trở thành áp lực, nếu làm ăn lâu dài sẽ là

phản lực. Mâu thuẫn giằng xé trong xúc cảm, đôi lúc không

chấp nhận nhau. Người Việt Nam có câu, nói về tiêu chí của

mối quan hệ trên góc độ của sự tương nhượng rất hay: “tránh

voi chẳng hổ mặt nào”. Ở đây, voi hiểu như đại từ chỉ chung

cho tất cả đối tác khó khăn, gây rối, dễ giận dỗi, phiền hà,

thích ức hiếp, lấn lướt đối tác…

Tránh người như vậy là một sự tương nhượng để có giá

trị hòa bình hay ít nhất không bị đổ vỡ. Do đó, không nên

nghĩ thái độ ứng xử đó là sự hổ thẹn. Làm thế nào để người

ứng xử thấy được điều đó? Và quan niệm giống vậy? Có lúc

đối phương rất bực dọc, sân hận khi thấy ta biểu đạt, lý luận,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.