114
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
loài chim này báo trước điềm bất hạnh, trong làng hay trong nhà
sẽ có người thân qua đời. Cho nên, mỗi khi nghe tiếng kêu của
cú, người ta thường dùng ná, cung tên hay súng để bắn hoặc tìm
mọi cách giết nó, hay tối thiểu cũng xua đuổi đi nơi khác. Khi
chim cú bị đẩy vào tình thế không còn lối thoát thì chúng phải
tìm cách lánh khỏi ngôi làng có văn hoá mê tín, áp đặt cho nó
một cái danh xấu. Do đó, mạng sống của chim cú lệ thuộc vào
quan niệm mê tín của con người.
Một hôm, chim cú tìm đến nhà chim khách, nói: “Tình
cảm giữa hai chúng ta không có gì thay đổi, nhưng tôi phải
chia tay chị, vì không còn cách nào ở lại đây được nữa”.
Nghe xong, chim khách liền hỏi rõ nguyên nhân. Chim cú
trả lời: “Bởi vì người ta ghét tôi, không thích tôi, thù hận tôi.
Thậm chí, có người muốn giết tôi khi nghe tôi cất tiếng hót,
khi thấy tôi có mặt trong làng. Do đó, bầu trời tuy lớn, mảnh
đất tuy rộng nhưng tôi lại không có nơi để an thân. Tôi không
thể ở lại nơi này được nữa!” Chim khách nói: “Mấu chốt vấn
đề không nằm ở chỗ chị sống nơi này hay nơi khác. Thay vì
di cư, chị nên thay đổi tiếng hót để con người không còn cho
chị là con vật báo hiệu cái chết hoặc đem lại nỗi buồn, bất
hạnh cho họ là được”.
Quả đúng vậy, nếu không biết thay đổi tình thế, mà cứ
chạy đến chỗ này hay chỗ kia thì sẽ giống tình trạng như
người Việt Nam thường nói, “Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”.
Đôi khi, “vỏ dừa” mà người tỵ nạn gặp phải sau khi thất bại
trong sự đối đầu còn nguy hại hơn “vỏ dưa”. Do vậy, sự chạy
trốn hay tỵ nạn chỉ là giải pháp tạm thời.
Nên nhận thức bản chất của giận dữ và tìm cách chặn đứng
cơn giận dữ như chặn đứng dòng thác chảy, lũ lụt, hạn hán,
lửa cháy… Những hình ảnh này giúp hình dung đến sự hủy
diệt, cảnh mất mát, khổ đau, không mang lại giá trị hạnh phúc