CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
•
121
phía mình cũng nói xấu về người mẹ, đẩy người mẹ vào thế
phiền não khổ đau. Sự thiết lập liên minh trong tình huống
này là một nỗi đau của nhiều gia đình.
Nếu bạn là người con bất hạnh trong gia đình đó thì đừng
nên liên minh về phía cha hoặc mẹ. Làm vậy, bạn sẽ phá vỡ
đạo lý hiếu thảo với hai đấng sinh thành, góp phần đổ dầu
vào lửa, thiêu đốt hạnh phúc gia đình.
Không liên minh với người khác trong cơn giận là cách
làm phiền não đã phát sinh không có cơ hội phát triển. Nếu
hai người bất hòa với nhau mà có người khác đứng về phía
một trong hai thì người được liên minh sẽ hãnh diện, tự hào
và cho rằng mình có lý, người kia sai. Do vậy, sự căng thẳng
trong quan hệ đó sẽ có mặt. Phản ứng cực đoan trong tình
trạng thiết lập liên minh là đẩy người không có liên minh vào
chân tường. Điều gì sẽ xảy ra nếu tình huống đó xuất hiện?
Dù không đoán trước được tất cả hậu quả xấu nhưng vẫn có
thể thừa hiểu sẽ chẳng dẫn đến tình trạng tốt đẹp cho cả ba
bên, tức hai đương sự và người liên minh.
Trở lại tình huống bất hạnh khi người vợ bị người chồng
không chung thủy bạc đãi. Do chịu quá nhiều khổ đau và mặc
cảm, người vợ với tư cách là mẹ, yêu cầu con đứng về phía
mình và đối lập với cha. Nếu con thương và đứng về phía
mẹ thì đứa con đó trở thành bất hiếu với cha. Đứng về phía
mẹ thì mất lòng cha. Được bên này trong tư thế liên minh sẽ
mất bên kia và ngược lại. Dù tình trạng giữa vợ chồng ra sao
đi nữa thì người vợ cũng không nên buộc con liên minh với
mình, để kháng cự cha. Cũng không nên ngăn cản các con
hiếu thảo hoặc thăm viếng cha (mẹ) của nó.
Hậu quả khác của cách thiết lập liên minh vừa nêu còn
tạo ra tâm lý nạn nhân ở những đứa con, đặc biệt là con gái.
Khi liên minh với mẹ, chỉ trích sai lầm của cha; lớn lên,