CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
•
123
Cho nên, không liên minh với cơn giận là cách trị liệu
làm cơn sân hận không thể xảy ra. Nếu có diễn ra cũng không
ảnh hưởng đến người liên hệ. Đứng phía người chồng, vợ,
cha, mẹ hay bất kỳ phía nào cũng đều biến người còn lại
thành kẻ thù. Trong khi đó, người cha, mẹ, vợ, chồng cũng
đều là những người thân, không thể làm cho họ đau khổ.
Người đang sống trong trạng thái sân hận không thể nói “tôi
cóc cần” hay “tôi không sợ gì cả”. Cũng đừng nói những câu
mang tính thách đố như, “Nếu ông (bà) muốn ra tòa thì ra, muốn
ly dị thì ly dị, muốn tới đâu thì tới đó...” Những thách đố như
thế dù không phát xuất từ lòng cay độc, mà chỉ do vì tự ái, sĩ
diện nhưng trở thành “Giận quá mất khôn”. Càng ứng xử theo
thái độ “bất cần” càng tạo ra liên minh khổ đau và phiền não. Do
vậy, cần phải sáng suốt để vô hiệu hoá các liên minh trong cơn
đau, nỗi buồn. Chỉ có hoá giải, không phải liên minh phe này
hay phe nọ mới có thể mang lại hạnh phúc cho người đang khổ
đau, hoà hợp những người bị chia rẽ, kết nối tình thân thương
cho những người vốn thù nhau.
Đây là phương pháp được đức Phật dạy trong kinh Bốn
Mươi Hai Chương. Đức Phật là người đầu tiên quan niệm
khổ đau do phiền não gây ra, như món quà “bất đắc dĩ” người
khác cố tình “tặng” cho bất kỳ ai đó. Dĩ nhiên, quà này chỉ
là một trái bom được cài đặt vào những gì con người không
thích bị mất mát, tàn phá. Nếu tôn thờ, nó sẽ làm cho thân
phận con người nổ tung thành từng mảnh.
Có những mối quan hệ bị đối phương đẩy mình vào chân
tường khiến không còn chỗ đứng. Những tiếp xúc làm cho
người ta chìm sâu vào mặc cảm tự ti. Người ta có thể trút
cơn giận qua lời nói, hành động, việc làm, khiến người khác
không còn thấy giá trị tích cực của cuộc đời, họ chán ngán
phải thốt lên, “Nhân tình thế thái!” Một trong những tình