CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 130

124

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

huống liên hệ đến sự chán nản nhân tình và không muốn

sống kiếp người nữa, Hoàng Trung Thông đã thốt lên hai câu

thơ hoàn toàn bế tắc:

Kiếp sau xin chớ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”.

Có thể, quan hệ giữa nhà thơ và người thân đã bị khổ đau tàn

phá quá nhiều, ý thức sự sống không còn giá trị, đến độ không

muốn sống làm người nữa. Nỗi đau hiện tại nhiều quá làm con

người muốn chối từ kiếp sau, kiếp mà nếu tiếp tục làm người có

lẽ sẽ khổ đau nhiều hơn. Cái nhìn định mệnh tiêu cực này đã tạo

ra nhiều oan trái cho cuộc đời. Thân phận con người là quý giá

nhất! Ấy thế, do vì bế tắc trong quan hệ, có người chỉ muốn làm

cây thông đứng reo trước gió. Biết đâu như vậy còn tạo cơ hội

giúp hoạ sĩ vẽ nên một bức tranh, tạo cảnh cho thi sĩ làm một bài

thơ tình tứ còn hơn là làm người.

Bất mãn cuộc sống do niềm đau gây ra, con người trở

nên ngông cuồng và bất chấp tất cả. Hậu quả để lại lớn nhất

của quan niệm này là giết chết bản lĩnh, niềm tin về giá trị

cuộc sống ở hiện tại và tương lai. Thà làm cây thông có chức

năng lộng gió còn hơn làm con người vô dụng trên đời. Chịu

đựng trong uất ức và oán hận làm con người biến dạng tâm

lý, không thiết tưởng đến bất kỳ điều gì đang diễn ra. Đó là

thái độ rất tiêu cực.

Sự lận đận giữa ta và người khác giống như một mắt mía

bị sâu ăn, hay một lỗ trống của căn nhà, cái hang chuột, ổ

gà... Đừng vì sợ ổ gà mà cho cuộc đời này toàn là vực sâu.

Đừng vì một viên đá lõm mà cho thế giới toàn là núi đá phiền

não. Trong khổ đau, quan niệm cường điệu hóa tạo cho vấn

đề trở nên phức tạp, lẽ ra không nên quan trọng hoá. Phải

bình thường hoá mọi thứ để không có cái gì có thể làm nản

lòng nhà hành trì tâm linh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.