126
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
lực phản. Còn khi đấm vào không gian, lực phản không có
mặt thì người đấm không còn hứng thú để tiếp tục đấm nữa.
Mục đích của phương pháp không nhận món quà phiền não
hành động sân hận của người gây hấn bị mất hứng vì không có
phản lực đối lập lại. Cú đấm ở đây có thể hiểu là lời nói tục
tĩu, thị phi, chọc tức người làm những việc nhân từ, những
việc tốt phục vụ cộng đồng và xã hội... Tương tự cú đấm vào
không gian không có sự phản hồi, các hành động nhục mạ
của kẻ sân nếu không gặp lực phản hồi sẽ nguội lạnh. Cảm
xúc mất hứng của người sân không gặp phản lực sẽ cảm thấy
bản ngã được thoả mãn nên không tạo thêm nghiệp sân nữa.
Khi ông Bà-la-môn mất hứng, đức Phật mới hỏi: “Khi
gia đình ông tổ chức sinh nhật, bạn bè ông mang quà đến
tặng. Nếu không có nhu cầu thì ông sẽ ứng xử trước những
phần quà đó như thế nào?” Người Bà-la-môn nói: “Nếu tôi
không tha thiết nhận quà thì người tặng quà không còn cách
nào khác hơn là mang về”. Đức Phật đáp: “Tương tự, ông
đã mang rất nhiều quà tặng cho Như Lai, là quà sân hận,
bực tức, giận dữ, phiền não. Như Lai không có chỗ để chứa
những phần quà này. Nhà của Như Lai đã có tất cả đầy đủ vật
dụng của đạo đức và lòng từ bi. Xin cảm phiền ông hãy mang
các món quà đó về”.
Lời nói của đức Phật đã làm cho Bà-la-môn thức tỉnh. Có
người nhận định, đức Phật đã trả đũa một cách thâm thúy.
Nếu trả lời bằng những lời bực tức, người kia sẽ không đau
nên Ngài nói bằng lời nhân từ có móc câu sẽ làm ông Bà-la-
môn đau đớn nhiều hơn. Hiểu vậy là lý giải sai. Vì giá trị lời
nói ngoài biểu đạt của cách dùng từ còn chịu ảnh hưởng ngữ
điệu và cách phát âm.
Cũng một lời nói mà ngữ điệu có âm sắc của lòng nhân
từ, độ lượng, tha thứ, hỷ xả và vô chấp thì không thể xem là