CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 134

128

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

đặt tình cảm đồng tình hay phản đối, thân hay sơ, quan tâm

hay mặc kệ, chia sẻ hay nói móc…

Như vậy, cũng câu nói nhưng nếu biểu đạt bằng ba ngữ điệu

khác nhau thì có thông điệp giá trị, dụng ý khác nhau. Đức Phật

khi dùng khái niệm, “Tôi không nhận quà của anh, tôi không

nhận quà của sân hận, phiền não, bực dọc” tức là Ngài muốn

nói tại sao lại tặng những phần quà khổ đau và buộc người khác

phải nhận. Có thể bất đồng với quan điểm này hoặc quan điểm

kia nhưng tôn trọng nhau về cá tính, những cái mà người có,

mình không có. Không hợp nhau cũng nên hoà hợp. Nói theo

Tổ Huệ Năng, nếu không hợp thì hãy chắp tay chào nhau trong

hoan hỷ. Tại sao phải tạo những cây gai để không thể đến gần

nhau? Cần gì phải khoác vào thân những chiếc áo giáp mà lẽ ra

chỉ cần thân thiện, dang tay ôm lấy người khác. Tại sao phải cần

đến vũ khí thay vì có thể bắt tay, chào nhau trong thân thiện, hòa

bình và hạnh phúc!?

Trở lại câu chuyện đức Phật. Lời nói của Ngài mang chất

liệu của tình thương, tỉnh thức làm cho Bà-la-môn suy nghĩ

lại. Tại sao mình phải nói những lời cộc cằn với bậc nhân từ,

người mang tình thương đến với nhiều người. Lẽ ra phải tán

dương và kính ngưỡng bậc nhân từ ấy, phải tuỳ hỷ với những

thành công của Bậc Đại Giác, người xiển dương các giá trị

đạo đức. Cho nên, sau câu nói của đức Phật, vị Bà-la-môn

chẳng những không giận dữ mà còn phát nguyện trở thành

đệ tử của Ngài.

Nên quan niệm, phiền não sân hận như những phần quà

không cần mà đến. Nhờ đó, sự bực tức không cơ hội phát

triển. Hãy quan niệm, tất cả những điều xấu xảy ra trong

cuộc đời này chỉ đơn thuần là những phần quà mà mình

không cần đến. Vì không có chỗ chứa thì nỗi đau không có

mặt. Trong nhận thức và lý tưởng phục vụ, người dấn thân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.