CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
•
127
cái móc câu. Như Lai không bao giờ phát ngôn để trả đũa.
Ngài từng tuyên bố: “Ta không tranh chấp với đời, chỉ đời
tranh chấp với Ta”. Nhờ lời nói vô chấp và nhân từ mà hành
động sân hận của người nhục mạ đã được chuyển hoá. Nếu
lời nói có ngữ điệu của sự sân hận và trả đũa thì chắc chắn
không thể đóng vai trò chuyển hoá được. Trường hợp dụng
ngữ và thái độ sắc âm của đức Phật mang chất liệu của lòng
từ bi nên có tác dụng thay đổi tâm kẻ xấu.
Cùng một câu hỏi nhưng nếu ba người có cá tính khác
nhau thì sự biểu đạt nội dung ẩn ý bên trong cũng khác biệt.
Thí dụ, trong văn hoá giao tiếp người Anh, khi gặp người
quen thường dùng câu hỏi: “How are you?” (có nghĩa là ông/
bà/ anh/ chị… khỏe không?). Trong văn hoá giao tiếp, người
hỏi câu này không có dụng ý muốn lắng nghe người được
quan tâm kể lể về sức khoẻ kiểu, “ngày hôm qua tôi bị xe
đụng” hay “hôm nay tôi bị nhức đầu”… Mà câu hỏi chỉ đơn
thuần là một câu xã giao, biểu đạt mối quan hệ tình người,
không hẳn mang thông điệp của sự quan tâm đối với người
được hỏi. Đây là đặc trưng giao tiếp của phương Tây.
Cũng câu hỏi “Ông khỏe không?” Nếu người hỏi nhấn
mạnh ngữ điệu bằng cách vểnh môi thì là lời trêu chọc rằng,
ông bệnh là đáng đời lắm chứ không phải lời thăm hỏi. Nếu
câu hỏi được phát ra với ngữ điệu biểu đạt nhẹ nhàng thì là
sự quan tâm thật sự. Trường hợp này ẩn chứa quan niệm nỗi
đau của người được hỏi như nỗi đau của người hỏi vì người
hỏi thấy cần có sự an ủi và chia sẻ.
Tình huống xã giao thì câu hỏi chỉ được dùng để hỏi và
người hỏi không hề chờ đợi bất kỳ sự giải thích nào về tình
trạng sức khoẻ. Gặp nhau thì hỏi vậy thôi. Đôi khi, câu hỏi
chưa dứt lời, người hỏi đã đi mất. Nói cách khác, câu hỏi
trong ngôn ngữ giao tế chỉ có chức năng ngoại giao, không