CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
•
129
không nên mang vác các loại quà sân si của người xấu,
ác trên lưng, lại càng không nên vác theo trong trí não và
cũng không nên để nó ám ảnh. Thói quen nghĩ mình là
nạn nhân sẽ làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng. Bỏ thói
quen quan trọng hoá vấn đề thì mọi việc sẽ chẳng hề hấn.
Nhờ quan niệm, tất cả những chướng ngại và phiền não
như phần quà, hành giả có thể vứt những khổ đau ra ngoài
tâm thức, hoặc quăng chúng vào sọt rác. Không nên dung
chứa những thứ không cần thiết vào cuộc đời.
Khi quan niệm lời xấu, ác là quà tặng, người ứng xử
thông minh sẽ có cảm giác thương người sân si. Bởi vì, khi
người sân ấy chịu mang quà đến là họ đã có tấm lòng với
mình rồi. Không phiền não đối với người xấu, không quan
tâm về những gì khó chịu. Nhờ ứng xử vậy, các phiền não
giữa mình với người được chặn đứng, ít nhất là về phương
diện hành trì. Nếu sáng suốt, nên rộng lượng, bao dung, hỷ
xả về những gì người xấu mang lại cho mình. Làm thế, có
thể đối phương cảm thấy tức tối và phiền não nhiều hơn
vì lầm nghĩ mình thâm hiểm hay khinh thường họ. Đừng
ngại điều đó, mọi việc sẽ được phơi bày trước ánh sáng
chân lý! Nếu tâm trong sáng thì không có gì phải bận lòng.
Trong mọi tình huống, người hành trì sẽ không nối kết
phiền não với bất kỳ ai. Nếu nội kết hay phiền não được
thiết lập thì nó chỉ được thiết lập một chiều ở người cố gây
chuyện, người tạo phiền não, giận dữ chứ không thể tồn tại
trong tâm, nhận thức, thái độ ứng xử của hành giả. Đến một
lúc nào đó, nội kết một chiều sẽ bị mất dạng.
Hoạt động của phiền não thường diễn ra giống cái mâu và
thuẫn. Nếu đóng vai trò cái mâu thì đối phương trở thành cái
thuẫn và ngược lại. Đó là chưa nói đến tình trạng liên minh.
Hễ có một cái mâu thì sẽ có mặt nhiều cái mâu khác, đã có