CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
•
131
của anh cản quá nên anh không thể đến với em được!”
Sụp đổ thần tượng, khổ đau xuất hiện, ngày hôm sau là
đúng 49 ngày của chồng nhưng bà đã đập tan nát bàn thờ,
hình của ông bị bỏ vào lò lửa. Kết quả của cơn sân hận đẩy bà
lâm vào cơn bệnh suy tim trầm trọng. Như vậy, kiến thức về
một thực tại bất mãn có thể làm cho con người khổ đau cùng
cực! Sự khổ đau có thể được phóng thích bằng bạo động và
tạo ra cường lực đổ nát rất lớn.
Trong những tình huống như vậy, phải bình tâm suy xét thì
mới dễ dàng tha thứ được. Rất khó, nhưng theo tinh thần của
đức Phật dạy, phải tri túc, tức là biết đủ. Nếu đem phân tích trên
bình diện hạnh phúc về đời sống hôn nhân như trong trường
hợp của bà thì hạnh phúc bà có được với chồng tối thiểu là 80%,
20% cho cô gái khác thì đâu bao nhiêu. Mỗi lần ông đi phải lén
lút, phải giấu giếm nhưng về nhà ông vẫn lo tròn trách nhiệm.
Dĩ nhiên, điều đó sai với đạo đức, trái với tinh thần chung thủy
nhưng nếu so sánh thì bà vẫn được phần hơn. Vì vậy, khi phát
hiện ra điều không đẹp, có thể tạm quên đi, đừng đẩy chồng về
phía người kia. Vì rất có thể người kia sẽ cướp đoạt luôn. Cũng
rất may, người chồng của bà đã chết, nếu không khi bùng nổ ra
thì bà sẽ mất chồng. Chắc gì cuộc đời có nhiều cặp vợ chồng
được hạnh phúc như bà.
Câu chuyện trên cho thấy, tất cả những người nam cần phải
ý thức về điều đó, đừng cho vợ nổi cơn tam bành, lục tặc trở
thành “sư tử Hà Đông” thì rất nguy hiểm! Nguyễn Du từng nói,
“ghen tuông thì cũng người ta thường tình”. Đó là một hiện
tượng tâm lý. Nếu cường lực bất mãn quá mạnh sẽ làm đổ nát
hết cả hạnh phúc đã có trong quá khứ. Chuyện không chung
thủy của ông chồng chỉ diễn ra trong những năm cuối đời. Còn
mấy chục năm trước, ông chung thủy, tại sao bà ta không nhớ,
không cảm nhận bầu trời hạnh phúc đó mà chỉ thấy gai góc của