CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 139

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

133

bên ngoài mà xác định người đó đã có được những tiến triển

về tâm linh trong tu tập.

Theo đức Phật, một hành giả dù là xuất gia hay tại gia

không đầy đủ bốn nhu cầu vật dụng, lâm vào hoàn cảnh khó

khăn nhưng trong tình huống khó chịu, bức bách ấy mà họ

vẫn không khởi lên lòng sân từ trong chiều sâu của tâm thức

thì mới có chiều sâu tâm linh. Nhiều người sẵn sàng tha thứ

người khác khi họ thành công tuyệt đỉnh nhưng lại không thể

bỏ qua một lỗi lầm nhỏ khi họ rơi vào tình thế khổ đau. “Bần

cùng đa oán” là trạng thái tâm lý thông thường. Nghèo khó,

thiếu thốn tạo ra căng thẳng tâm lý nên dễ oán trách cuộc

đời. Khoảng 20 năm về trước, Việt Nam còn nghèo, phần lớn

phương tiện di chuyển bằng xe đạp, nhiều người đi bộ. Mỗi

khi có thầy nào chạy chiếc xe đạp mới, vượt qua chiếc xe

xích lô nào đó đã bị nghe những lời chửi bới khiếm nhã như

“thầy chùa mà cũng bày đặt chưng diện”.

Người nghèo khó có nhiều nỗi niềm bức xúc, chỉ cần một

duyên xúc tác nhỏ với người chưa hết lòng sân là họ thổ lộ sự

cau có ra bên ngoài. Khi tâm bị ức chế hay quá căng thẳng rất dễ

nổi cáu mà với người bình thường thì chẳng đáng vào đâu. Thấy

được điều này, có thể khắc chế lòng sân thành công. Biết người

khác đang rơi vào tình trạng “bần cùng đa oán”, đừng tạo cơ hội

cho họ oán trách cuộc đời thêm nữa. Bởi vì, thói quen oán trách

đó có thể làm họ mất tâm tùy hỷ với sự thành công của người

khác, từ đó, nỗi khổ niềm đau sẽ gia tăng.

Theo đức Phật, người được gọi là “người dễ nói” là

người ứng xử trước sau như một. Trong hoàn cảnh thuận hay

nghịch, tâm họ không chao đảo trước những lời nhục mạ, thị

phi, phê bình do người khác cố ý tạo ra.

Đức Phật dạy năm tiêu chí khắc phục lòng sân như sau:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.