134
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
Thứ nhất, chọn thời điểm thích hợp. Nếu phát biểu quan
điểm để tháo gỡ sự hiểu lầm trong giao tế nên phát ngôn đúng
thời thì mới có kết quả. Nói đúng thời điểm là người nghe cảm
thấy thoải mái và nhẹ nhàng đón nhận. Lúc thời cơ tốt, chia sẻ
vấn đề có nghệ thuật thì lời góp ý sẽ được tiếp nhận.
Thứ hai, sự chân thật và lòng chân thành. Người phát
ngôn cần nói bằng ngôn ngữ của con tim với nội dung và lời
lẽ chân thật, không thêm thắt sự kiện. Sự kiện diễn ra như thế
nào thì mô tả như vậy, đừng để dòng cảm xúc biến thiên lên
xuống theo sự kiện. Sự chân thành làm sự thật phơi bày mà
không chạm đến lòng tự ái của người nghe.
Thứ ba, sử dụng lời nói nhu nhuyễn. Khái niệm nhu
nhuyễn được đức Phật lấy từ hình ảnh vải lụa Kali ở vùng
Vanarasi, địa danh nổi tiếng nhất về lụa tại Ấn Độ thời cổ đại.
Bề mặt của vải lụa rất mịn màng làm cho người mặc có cảm
giác thoải mái, dễ chịu trong mọi mùa. Mặt khác, vải lụa còn
có giá trị làm trang sức, tăng thêm sự sang trọng cho người
mặc (người đẹp vì lụa). Phải dùng ngôn ngữ nhu nhuyễn
giống như lụa, ngữ điệu hòa nhã, dễ chịu, êm ái. Tuy nhiên,
đừng lạm dụng trong những tình huống không cần thiết.
Thứ tư, nội dung và sự kiện có ích. Trình bày quá nhiều
sự kiện sẽ làm người nghe chán ngán. Đề cập quá nhiều điều
cùng một lúc làm người nghe thoái thất tâm Bồ đề, nản lòng
thối chí, bối rối, chán chường, yếm thế và rút lui. Người khôn
ngoan muốn đặt giá trị lợi ích lên trên các mối quan hệ giao
tế thì sự hiểu biết, cảm thông, xây dựng là những yêu cầu
không thể thiếu. Trong đối thoại, chỉ đề cập đến những gì
thật sự có lợi ích nhằm giúp cho người nghe có những thay
đổi tích cực.
Thứ năm, nói với tâm từ bi. Đây là tiêu chí nền tảng và
quan trọng nhất so với bốn tiêu chí vừa nêu. Khi có lòng từ