136
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
NĂM ẢNH DỤ CHUYỂN HÓA SÂN HẬN
Trong kinh Pali, đức Phật nêu ra các ảnh dụ nhằm giúp
hành giả quán niệm và tu tập chuyển hóa lòng sân hận. Trong
các tình huống phải đối diện hay chứng kiến cảnh thương
tâm, đau lòng thì hành giả không nên để cho sự sân hận
chiếm ngự dòng cảm xúc.
Ảnh dụ cầm vũ khí phá hoại mặt đất. Ví như có người
ác ý cầm cây xẻng hay lưỡi liềm nói, sẽ làm cho đại địa này
không còn là đất nữa. Nói xong, anh ta đào bới và dùng chất
nổ phá tung, làm cho mặt đất không còn bằng phẳng, chỗ lồi
chỗ lõm. Tàn phá mặt đất xong, anh ta phỉ nhổ nước miếng,
tiểu tiện lên mặt đất. Lúc ấy, anh ta ngây ngô nghĩ làm vậy thì
mặt đất không còn là mặt đất nữa. Trên thực tế, tình huống
và cách thức ứng xử này chỉ làm người sân hận mệt nhoài và
có thể bị bệnh tâm thần chứ không giải quyết được gì. Giải
quyết theo thói quen đạp đổ, tàn phá chỉ làm vấn đề trở nên
rối rắm. Đối tượng thương tổn không ai khác hơn chính bản
thân họ. Đất là đất, dù bị tàn phá đất cũng không thể nào
biến thành phi đất. Liên tưởng đối tượng ta ghét như là đất.
Ta muốn trả đũa đối tượng đó như cách tàn phá sự màu mỡ
của đất nhưng đối tượng đó chưa chắc đã bị tàn phá. Ngược
lại, lòng hận thù đã tàn phá mảnh đất tâm của mình rồi. Nói
theo Phật, trả đũa đối tượng gắn với lòng sân chỉ là cách biến
mình thành nạn nhân của khổ đau.
Ảnh dụ người thợ sơn hư không. Giống như một người
thợ sơn dùng các loại sơn màu và cây cọ đắt tiền sơn phết lên
hư không. Người thợ sơn cố hình dung và tưởng tượng với
cây cọ, anh ta có thể tô màu sắc vào không gian và không
khí. Người thợ sơn chỉ có thể thành công trong tưởng tượng
chứ không thể xảy ra trong thực tế. Trong hận thù, nhiều
người muốn làm cho gương mặt đẹp của người bị ghét biến