138
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
Ảnh dụ cái da mèo. Giống như cái da mèo đã được luộc
chín, nhu nhuyễn như bông không còn tiếng xì xọp. Nhưng
người ảo tưởng lại nghĩ có thể làm cho âm thanh phát ra từ
da mèo luộc. Nhiều tình huống, tác giả tạo ra khổ đau đã
chuyển hóa được lòng tham, lòng sân của họ bằng sự ăn năn
hối lỗi nhưng không tìm được nạn nhân để xin lỗi. Cái gút
khổ đau đã được chính tác giả tháo mở nhưng nạn nhân thì
không buông xả, vẫn còn ôm giữ trong tâm kể từ khi nỗi đau
xuất hiện cho đến thời điểm hiện tại. Nỗi oan khiên, oán trái
đó nếu nạn nhân không tình nguyện giải phóng hay chuyển
hoá thì sự khổ đau sẽ phủ lên người bám giữ. Da mèo đã
bị luộc chín không thể tạo ra sự xì xọp nhưng giận quá mất
khôn, nạn nhân nghĩ tưởng có thể làm nó kêu được. Giả sử
làm được điều đó thì có giá trị gì? Dấy khởi lại âm thanh của
nỗi khổ niềm đau trong quá khứ là tạo ra sự tái sinh của khổ
đau đã lịm tắt. Hâm nóng lại nỗi đau là biến mình thành nạn
nhân lần thứ hai!
Trong các cuộc chiến tranh trên nền tảng ý thức hệ và
quyền lợi kinh tế, hai phía luôn khích lệ và nuôi dưỡng sức
sống của khổ đau bằng chủ nghĩa yêu nước. Bên nào cũng
khích lệ và sách động thế hệ trẻ phải trả thù những người đã
tạo ra cái chết và khổ đau cho ông bà, tổ tiên. Những người
sống trong hiện tại có thể cách quá khứ khổ đau đến 30, 100
hay 1000 năm lại phải trả thù những người mà họ không hề
có mối quan hệ hận thù trực tiếp với nỗi khổ niềm đau trong
quá khứ. Hâm nóng lại những nỗi khổ niềm đau đã chết trong
quá khứ là không khôn ngoan. Nhớ lại kinh nghiệm khổ đau
quá khứ không mang lại giá trị hạnh phúc ở hiện tại.
Đức Phật dạy, nên buông xả khổ đau. Hãy nghĩ những gì
đã xảy ra trong quá khứ, đã lặng yên như nắm mồ là tro bụi
dĩ vãng, cần quên lãng. Người đời thường lý luận, không biết
lịch sử và quá khứ thì không thể có hiện tại. Bao nhiêu thế hệ