CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
•
137
dạng trước quần chúng. Thay vào đó là gương mặt màu đen,
màu tím thật ảm đạm bằng sự liên tưởng và tìm cách phỉ nhổ,
tô màu, bịa chuyện, chỉ trích người bị ghét. Người sân hận có
ảo tưởng đã thành công. Trên thực tế, khi ôm ấp cơn sân hận
là tự hành hạ chính mình từng giây từng phút. Hoàn toàn vô
ích khi nỗ lực sơn lên không gian vì nước sơn không thể bám
vào hư không. Càng nỗ lực sơn thì đối tượng bị dính sơn lại
là mặt đất do tình trạng nhỏ giọt của sơn.
Tương tự, kẻ sân hận muốn sơn phết các sắc màu đau khổ
lên người y thù ghét, nhưng càng sơn thì sắc màu đau khổ
càng bám lên bản thân y mà thôi. Kẻ sơn vào không trung sẽ
bị sơn dính nhễu nhão trên thân thể, tay chân y trước nhất.
Kẻ bị dính dơ chính là người thợ sơn chứ không phải hư
không. Nếu có thể quán niệm kẻ khó ưa hay người mang lại
khổ đau là hư không thì không dại gì phết sơn vào hư không.
Vì hư không không có thực thể mà nó vốn được hình thành
bởi khoảng cách vật lý giữa các vật thể. Xem người khác
là không gian, sẽ thấy các hành động xấu của họ là khoảng
trống rỗng chỉ tồn tại nhất thời, không ở mãi với cuộc đời nên
không cần tô sơn, phết màu nỗi khổ niềm đau lên người họ.
Ảnh dụ lửa cỏ đun sôi sông Hằng. Giống như người đốt
bó cỏ khô với ảo giác nghĩ có thể đun sôi nước sông Hằng. Sông
Hằng là con sông dài và linh thiêng đối với Ấn Độ giáo. Nước
sông Hằng không cùng tận. Một bó cỏ khô chưa chắc đun nóng
được ly nước dung lượng 100ml, ấy thế, người ảo tưởng lại mơ
có thể làm nóng con sông lớn. Khi lòng sân khống chế, con
người có khuynh hướng sống trên ảo giác, cường điệu hoá trên
ảo giác. Do đó, chuyện nhỏ có thể xé thành to. Phần lớn các tình
huống trả đũa không mang lại lợi ích gì cho người nóng giận
ngoài việc bị tổn thất, hoặc nặng hơn có thể bị điên cuồng do sân
si quá độ làm biến dạng cảm xúc.