142
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
thân thành nạn nhân của lận đận, khổ đau.
Khi biết hai người thân đang lận đận với nhau, chỉ cần
khách quan quan sát truy tìm gốc rễ của nội kết vốn bắt
nguồn từ sự cố tình hay vô ý. Khi cái gút bế tắc được hỗ trợ
bằng thái độ không tha thứ thì dù có nỗ lực hóa giải cũng khó
thành công. Chính đức Phật Thích Ca có lần đã thất bại trong
vai trò làm người hóa giải cơn sân hận của vua Lưu Ly với
hoàng tộc dòng họ Thích Ca trong cuộc truy sát tiêu diệt tập
thể dòng họ Thích Ca.
Trong quá khứ, quan hệ giữa dòng họ Thích Ca và Lưu
Ly của vua Lưu Ly có nhiều nội kết. Vì là nước yếu nên vua
Lưu Ly đời trước đã nỗ lực tìm cách thiết lập quan hệ với
nước Thích Ca hùng mạnh. Trong lịch sử, thường có cách
thiết lập hoà bình, tạo liên minh thông qua cuộc hôn nhân.
Do đó, vua Lưu Ly ngỏ lời cầu hôn công chúa nước Thích Ca
để thiết lập hoà bình giữa hai nước. Nỗ lực này nhằm tạo liên
minh và biến kẻ thù thành tình thân. Bên dòng họ Thích Ca
khinh thường thiện chí của nước Lưu Ly, cho rằng vua Lưu
Ly không đủ tư cách kết hôn với công chúa của nước Thích
Ca. Vì vậy, dòng họ Thích Ca âm thầm tráo công chúa, thay
vào một tỳ nữ của dòng họ Thích Ca và gả cho vua nước Lưu
Ly. Vua nước Lưu Ly cứ ngỡ là công chúa nên sống rất hạnh
phúc. Chuyện được dấu kín nhiều năm. Đến đời vua Lưu Ly
thế hệ con tương ứng thời đức Phật, sự việc tráo đổi mới bị
phát hiện. Ông vua hậu duệ này cảm thấy dòng họ Lưu Ly bị
nhục mạ, khinh bỉ nên ôm lòng phục thù, rửa hận và tuyên bố
sẽ bình địa dòng họ Thích Ca.
Sau khi đức vua Tịnh Phạn qua đời, dòng họ Thích Ca
rơi vào tình trạng không có người kế ngôi xứng đáng. Thái
tử thay vì phải trở thành Quốc vương lại trở thành bậc Giác
Ngộ. Các hoàng thân quốc thích như A-Nan, Nan Đà, La Hầu