144
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
Hành giả mang hạnh nguyện của Bồ tát vào đời độ
sinh, không chỉ có lòng nhiệt huyết mà còn phải có trí tuệ
và phương tiện. Khi thấy được giá trị của sự xây dựng sẽ
thấy được giá trị của sự chuyển hoá. Nhưng kết quả của sự
chuyển hoá diễn ra nhiều hay ít còn phụ thuộc rất nhiều vào
đối tượng được dấn thân chuyển hoá. Nếu cả hai bên sau khi
nghe lời khuyên can mà vẫn cố chấp, không buông xả thì
phần thiệt thòi thuộc về phía họ. Lúc ấy, đành bó tay nhìn họ
bị khổ đau vì hận thù chi phối!
Tình thương vẫn có những hạn chế, nhất là đối với người
không có lòng lắng nghe. Sự dấn thân cũng có những hạn chế
nhất định, vì còn lệ thuộc vào nhân quả giữa hai người đang
hận thù có thật sự muốn mở gút oan khiên hay không. Hậu
quả của sự cố chấp và thiếu lòng bao dung làm cho cả hai
gánh lấy hậu quả khổ đau ở đời này và đời sau. Người làm
công việc hoà giải chỉ đóng vai trò xúc tác, trợ duyên giúp
hai đối tượng được việc sai lầm, đang gây đau khổ cho nhau.
Họ gieo trồng những hạt giống sân hận và làm ảnh hưởng
đến những người có liên hệ trực hoặc gián tiếp. Nếu cả hai
không chịu chấp nhận tháo gỡ hận thù thì đó là giới hạn của
sự chấp mắc, bảo thủ và lương tâm đóng băng nên không
nhìn thấy được sự chuyển hoá của cuộc đời.
Quan niệm, “Đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo
giấy” là một cách thức giải quyết những xung đột trong cuộc
đời. Mặc áo giấy đi với ma chỉ nên diễn ra sau nỗ lực mặc áo
cà sa mà vẫn không thành công. Sau khi người dấn thân nỗ lực
chuyển hoá những con ma không thành công, chúng không chịu
làm mới mà vẫn tiếp tục cố tình cản phá, gây trở ngại, khổ đau
cho nhiều người, lúc ấy người dấn thân cần có biện pháp mạnh.
Chuyển hoá bằng cách giáo dục đạo đức không thành tựu thì
phải áp dụng chuyển hoá bằng luật pháp và hình phạt. Đây là
cách thức các hệ thống luật pháp trên thế giới đã áp dụng.