VAÁN ÑAÙP VEÀ SAÂN HAÄN
•
145
Luật pháp chuyển hóa con người bằng sự trừng phạt
nghiêm khắc chứ không bằng lời nói của tình thương. Giết
người thì phải bị luật pháp xử nghiêm minh. Trộm cắp thì có
thể bị chặt đứt bàn tay (đặc biệt trong luật pháp của một số
nước ở Trung Đông ngày xưa). Nếu ai đã gây khổ đau cho
cuộc đời và người thì phải bị luật pháp trừng phạt bằng khổ
đau tương tự. Quá trình sống với khổ đau do luật pháp trừng
phạt, người phạm luật sẽ không tái phạm nữa. Sự trừng phạt
có tác dụng giáo dục chuyển hoá những người không biết
lắng nghe tiếng nói của đạo đức và lương tâm. Trong tình
huống này, đi với ma không thể mặc áo cà sa mà phải mặc áo
giấy. Tức là phải có những phương tiện thích đáng để giúp
những người cang cường khó hoá độ có cơ hội chuyển hoá.
Tinh thần “đi với ma mặc áo giấy” nói lên tính thích ứng
trong việc chọn phương pháp đối trị và cứu giúp chúng sinh.
Nó có thể sử dụng đối với luật pháp nhưng không đúng với
tinh thần nhà Phật. Vì các đức Phật, Bồ tát, các vị A la hán
nhìn thấy được khả năng chuyển hoá những sai lầm, nỗi đau,
phiền não của con người. Bởi thế, các ngài tin tưởng đã chọn
phương cách giúp cho chúng sinh được gần gũi với tông chỉ
của các Ngài để họ tự chuyển hoá (mặc áo cà sa). Áp dụng
giải pháp “mặc áo cà sa” cho người hiền lương giúp cho
người sai lầm chuyển hoá nội kết trong cuộc sống. Kết quả
của sự chuyển hoá sẽ mang lại hạnh phúc cho cả hai.
Người dấn thân cứu đời nên tận dụng tất cả những điều kiện,
phương pháp để góp phần tiêu diệt con ma nghiệp lực, phiền
não. Nhờ sự sáng suốt và thái độ dứt khoát có thể chặn đứng
cây gươm khổ đau, dừng lại các cây súng bất hạnh, hành động
khủng bố của những kẻ xấu, ác đang mất phương hướng.
Vấn đề cần hiểu ở đây là: Những lời của Phật, Tổ dạy và
những điều các nhà văn học Phật giáo viết có sự khác nhau