VAÁN ÑAÙP VEÀ SAÂN HAÄN
•
147
không dừng. Có thể họ làm việc xấu trong quá khứ nhưng
hiện tại họ cũng có thể làm việc lành. Hiện tại họ ngoan cố
nhưng tương lai có thể thức tỉnh, thay đổi tâm tính. Nguyên
lý vô thường cho phép tin sự chuyển hóa có thể thực hiện
được khi con người nỗ lực và kiên nhẫn. Thấy được điều này
sẽ tránh được lỗi quan niệm “định mệnh” hay “định tính” về
một con người bị cho là ma, cần được áp dụng luật trừng phạt
“mặc áo giấy” để ứng xử.
Điều gì thuộc về khổ đau đều đặt sự thay đổi đó vào khái
niệm vô thường. Vì tâm vô thường nên tâm lý xấu có thể
chuyển hoá thành tâm lý tốt. Cái gì thuộc về phục vụ và đóng
góp thì đặt vào khái niệm chuyển hoá. Đức Phật tin vào khả
năng chuyển hoá nên Ngài không bao giờ kết án, nguyền rủa
những ai đã tạo khổ đau cho Ngài, ngược lại Ngài còn thọ ký
cho người xấu, ngay cả “nhất xiển đề” cũng được thành Phật.
Tức là thọ ký cho những con người luôn cản phá bước đường
hoằng pháp của Ngài, mang lại khổ đau cho những người
đang sống theo lời dạy của Đức Phật. Cách ứng xử của đức
Phật hoàn toàn khác với thái độ ứng xử phàm phu. Phần lớn
người đời ứng xử “ăn miếng trả miếng”. Nếu đã từng bị làm
khổ đau thì bây giờ không tha thứ, bỏ qua. Có người cố tình
trả đũa bằng nhiều cách nghĩ rằng, phải cho người ta một bài
học. Trong sự trả đũa, cả hai đã trở thành nạn nhân khổ đau.
Sự lận đận tiếp tục có mặt ở tương lai, tiếp nối chập chùng từ
đời này sang đời khác, không chấm dứt.
Hỏi: Khi sân hận bốc lên, tôi đã quán niệm hơi thở
nhưng không hiệu quả. Tôi chuyển qua quán nhân quả
vẫn không hiệu nghiệm. Vậy, tôi phải làm gì để tránh tất cả
những nghiệp xấu có thể xảy ra cho người khác?
Câu hỏi này đề cập đến nỗ lực hành trì. Mọi người đều
có thể lâm vào tình huống tương tự câu hỏi đặt ra. Biết rằng,