146
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
rất lớn. Có trường hợp nhà văn học Phật giáo viết giống với
tinh thần đức Phật dạy, nhưng cũng có trường hợp không
đúng. Nếu cho những gì nhà văn Phật giáo viết là chân lý
bất di bất dịch và áp dụng theo là đang đi ngược lại tinh thần
Phật dạy. Lúc đó, khổ đau có thể xuất hiện làm con người
chán chường, thất vọng, mất phương hướng.
Cho nên, đệ tử Phật phải noi theo tinh thần hóa giải của
đức Phật. Khi áp dụng câu “đi với ma mặc áo giấy” đừng nên
lạm dụng tinh thần này, nghĩa là, đừng lấy quan niệm trừng
phạt áp đặt lên đối tượng cần giáo dục mà chưa nắm rõ được
đối tượng đó có cần luật quá nghiêm khắc “mặc áo giấy” hay
không? Nếu kẻ xấu chỉ làm một điều xấu và vì trị tội họ nên
ta “mặc áo giấy”, làm điều xấu lại tương tự gấp hai ba lần thì
không khác gì người xấu đó, thậm chí còn xấu tồi tệ hơn họ.
Cho nên, “mặc áo giấy” khi đi với ma trong mọi tình huống
mà không khôn khéo, không biết tùy duyên có thể dẫn đến
tình trạng đặt người xấu trên cán cân còn và mất. Đối lập với
người xấu như thể hai con gà đang đá nhau. “Mặc áo giấy”
với ma không phải là giải pháp đối với tất cả tình huống. Ăn
miếng trả miếng chỉ làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng.
Nhiều người sử dụng phương châm “đi với ma mặc áo
giấy” thay cho lời biện hộ không nhân từ, lạm dụng như bình
phong để che đậy tất cả những thái độ ứng xử thiếu lòng vị
tha. Có thể là lời biện minh khi chưa thể áp dụng tinh thần
lấy từ bi hoá giải hận thù. Theo tinh thần Phật dạy, người
hành xử khôn ngoan nên tìm những giá trị của sự chuyển
hoá để áp dụng. Đừng tạo cơ hội cho kẻ đối lập trở thành kẻ
thù với mình, đừng đẩy họ vào thế khó xử. Hãy tin mọi thứ
đều có thể chuyển hoá được. Đạo lý vô thường là nguyên lý
nhận thức cho phép tin mọi sự vật hiện tượng luôn vận hành,
chuyển biến, trôi chảy. Do đó, tâm lý, thái độ, lập trường
của con người dù tốt hay xấu cũng như một thác nước chảy