VAÁN ÑAÙP VEÀ SAÂN HAÄN
•
143
La đều đã trở thành người xuất gia. Vua Tịnh Phạn không
còn người kế thừa. Phật Thích Ca đề nghị Ma Ha Nam làm
người kế vị ngôi vua. Khi biết được tâm ý sân hận của vua
Lưu Ly, đức Phật đã đích thân đi gặp vua Lưu Ly để hoá giải
hận thù quá khứ giữa hai nước. Đức Phật khuyên vua Lưu Ly
không nên khơi dậy nỗi đau quá khứ mà những người Thích
Ca và Lưu Ly hiện tại không hề can hệ trực hay gián tiếp.
Không thể quy trách nhiệm sai lầm của vua Thích Ca trong
quá khứ mà buộc dòng họ Thích Ca hiện tại phải gánh chịu
hậu quả. Hãy trải tâm từ bi để xoá bỏ hận thù. Chỉ có tâm từ
bi mới tháo gỡ được gút oan trái này.
Sự quy trách nhiệm sai lầm của người nào đó trong quá
khứ để buộc những người không can hệ gì phải gánh hậu quả
ở hiện tại là vết loang của nỗi đau không được tháo mở. Hơn
nữa, việc truy sát dòng họ Thích Ca để rửa hận không thể làm
cho dân tộc Lưu Ly được hạnh phúc. Ngược lại, chỉ tạo thêm
những hận thù mới. Do không xả bỏ được lòng sân. Từ mối
thù cá nhân ở quá khứ đã trở thành mối thù tập thể đối với hai
nước. Lịch sử cho thấy, năm trăm người của dòng họ Thích
Ca bị truy sát tập thể.
Thái độ ứng xử của vua Lưu Ly là không khôn ngoan. Sự
trả đũa chỉ tạo thêm tội lỗi và liên luỵ tiêu cực tới dòng họ
Lưu Ly trong quá khứ, tạo thêm khổ đau cho hai nước ở hiện
tại và tương lai. Đức Phật khuyên, hãy lấy tình thương để xoá
bỏ hận thù, lấy lòng từ bi để hóa giải những cái gút khổ đau
trong quá khứ cũng như hiện tại. Thế mà vua Lưu Ly ngoan
cố không chấp nhận. Do đó, cuộc chiến đã diễn ra. Sự thương
tổn, chết chóc không chỉ dòng họ Thích Ca phải chịu, ngay
cả phía vua Lưu Ly cũng vậy. Sự kiện lịch sử này cho thấy,
dù đức Phật muốn hóa giải nhưng nếu người được hoá giải
không có lòng muốn chuyển hoá, không có lòng hỷ xả, bao
dung thì sự hoá giải đó khó đạt được kết quả như mong đợi.