GOÁC REÃ CUÛA SAÂN HAÄN
•
37
thong dong, giải thoát, không vướng bận mà lại liên hệ quá
thân mật, không cần thiết đối với những người đồng tu. Dù
sự liên hệ có giá trị về xã hội nhưng nhiệt tình quá mức làm
cho mối hàm oan, căng thẳng trở nên gia tăng.
Đức Phật muốn nói, vai trò người tháo gỡ phải hết sức tế
nhị. Đừng vì nhiệt tình quá mà làm cho vấn đề trở nên phức
tạp. Người tháo gỡ hàm oan phải ở tư thế trung lập mới có
cơ hội tiếp xúc khách quan để tìm ra giải pháp không tổn hại
cả hai phía. Dĩ nhiên, trong giao lưu đối tác, nếu xảy ra mâu
thuẫn thì bên nào cũng nghĩ mình có lí do chính đáng, mình
đúng và được quyền ứng xử như vậy. Cho nên, người đứng ra
hoá giải mà nghiêng về một phía thì không phải là giải pháp giải
quyết vấn đề. Mặt khác, cũng không nên cứ mặc kệ vấn đề diễn
biến. Không bận tâm sẽ dẫn đến thái độ thờ ơ, yếm thế. Phải
thừa nhận vấn đề vấp phải như một thực tại đang diễn ra và
đặt tiêu chí giá trị tháo gỡ lên hàng đầu để xác quyết được
rằng, trong tình huống nào nên dấn thân và ở mức độ nào để
sự rạn nứt không trở nên phức tạp. Nhờ đó, giá trị thiện chí
của người trung gian được đánh giá đúng mức.
Lời dạy của đức Phật có hàm ý sâu hơn là, trong sự bảo hộ
lẫn nhau đối với người đồng tu khác giới tính, dù nội dung xuất
phát từ động cơ chính đáng vẫn có thể tạo ra những sợi dây liên
hệ về tình cảm làm cho vấn đề có thể phát triển theo hướng lệch
lạc về sau. Đức Phật thừa nhận, dù là người xuất gia có tâm
huyết, lý tưởng bảo hộ, bênh vực sự hàm oan nhưng vẫn có thể
tạo ra rắm rối nếu không biết dừng lại đúng lúc.
Ảnh dụ của câu chuyện có thể ứng dụng vào đời sống
người tại gia. Chẳng hạn, người có gia thất nhưng vài năm
trước họ từng có những người bạn học khác phái rất thân
mật. Hai bên có thiện cảm với nhau, mỗi người đi một hướng
theo sự lựa chọn của lý tưởng và hành quả của nghiệp. Sau