36
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
tốt nhưng lại bị nhận định, đánh giá rất xấu, tiêu cực.
Trước trạng thái bị nói xấu, ai cũng cảm thấy khó chịu.
Người bị nói xấu có thể nhẫn nại, chịu đựng được nhưng bạn
của họ lại khó chịu. Người bảo hộ thường có lời ra tiếng vào
với thái độ và tâm tưởng bảo hộ nạn nhân. Nhưng nói và bảo
hộ thiếu phương pháp là làm cho lửa hận thù của nạn nhân
được nhóm lên nhiều hơn và bốc cháy trong mối quan hệ.
Khi bảo hộ cho người bị hàm oan thì tính liên minh được
thiết lập. Đây là phản ứng tâm lý tất yếu. Người được giúp
cảm thấy tâm đắc với người đã giúp đỡ dù bản thân không
nhờ đến. Phản ứng liên minh đáp lại là sẽ xuất hiện phản
ứng, ai đụng đến người đã từng bảo hộ mình thì cũng có
khuynh hướng bênh vực. Cuối cùng, tạo ta những liên minh
mang tính đối kháng. Thiết lập liên minh để tạo ra phản ứng
đối lập không phải là một giải pháp tốt.
Đức Phật biết trong trường hợp này các sư cô bị nói xấu,
hàm oan và thầy Moliyaphaguna là anh hùng đóng vai trò người
trung gian tháo gỡ cái gút hàm oan, nhưng thiếu phương pháp
nên làm cho vấn đề trở nên rối rắm, nỗi hàm oan lại gia tăng.
Trong tình huống đó, người đóng vai trò tháo gỡ thay vì đứng
trung lập, làm trọng tài để điều phối và hóa giải lại trở thành liên
minh của nạn nhân. Từ thiện chí dấn thân vào sự kiện phức tạp
đã làm nó trương sình hơn. Vì người tháo gỡ đứng về một phía
nên lời nói dù đúng đắn cũng khó được người khác lắng nghe
và chấp nhận.
Để tháo gỡ thái độ liên minh sân hận, đức Phật đã cho
mời Moliyaphaguna đến hỏi đầu đuôi câu chuyện. Moli-
yaphaguna thừa nhận đó là sự thật. Khi ấy, đức Phật nói rất
tế nhị đại ý rằng, thật không xứng đáng và không có giá trị
lớn cho người xuất gia đã từ bỏ thân bằng quyến thuộc, gia
đình, địa vị xã hội, đời sống hưởng thụ để sống cuộc đời