GOÁC REÃ CUÛA SAÂN HAÄN
•
35
Đức Phật chia bản kinh này ra làm nhiều ý tưởng chính.
Trước nhất, Ngài xác định phạm vi và giới hạn của sự giao tế.
Khi xác định được phạm vi và giới hạn trong giao tế thì không
được phép vượt qua dù có lí do biện hộ rất chính đáng. Chẳng
hạn, trong tình huống bảo hộ, bênh vực cho những người bị nói
xấu, thị phi, chỉ trích… nói chung là bị hại thì hành giả phải biết
dừng ở mức độ nào đó chứ không nên xen ý kiến quá sâu vào
vấn đề. Vì sẽ làm vấn đề trở nên phức tạp hơn, giống tình huống
đổ dầu vào lửa trong khi không có nhu cầu cần dầu.
Có một số vị Tỳ kheo quan sát một sự kiện khá lâu và
cảm thấy khó chịu nên đến thưa đức Phật rằng, có thầy tên
là Moliyaphagguna rất dễ nổi lên trạng thái phẫn nộ, đôi lúc
bất mãn, vấn thoại bất cứ người nào nói xấu những sư cô có
quan hệ rất thân mật với thầy. Tương tự, bất cứ ai nói xấu
thầy này thì các sư cô đó cũng biện hộ và bênh vực, dẫn đến
thái độ bất mãn, sân hận, cau có. Dĩ nhiên là vấn thoại rằng,
tại sao lại có những mục đích gây vấn nạn khó dễ lẫn nhau?
Thông thường, tình huống các vị đồng tu bảo hộ, che chở,
chăm sóc lẫn nhau có thể chấp nhận được. Nhưng vấn đề đức
Phật đặt ra là, nếu đi quá giới hạn cho phép thì sự bảo hộ có thể
trở thành phiền não cho mình và cả người được bảo hộ. Vấn đề
đức Phật chỉ ra là, nỗi khổ niềm đau, thị phi trong quan hệ giao
tế là một thực tại. Người sống trong cuộc đời dù tốt cũng vẫn có
kẻ nói xấu, không đồng tình, không ưng thuận. Hoặc ưng thuận
trước mặt, chống nghịch sau lưng, nói một đường, tâm tư một
nẻo. Đó là thực tại hiển nhiên, nơi nào cũng có.
Thấy người đồng tu, người thân, bạn bè bị nói xấu thì làm
sao không cảm thấy khó chịu. Kinh dùng khái niệm nói xấu,
trong trường hợp này phải xác định người bị nói xấu là bị oan
uổng, hàm oan rất lớn, bị vu khống hoặc bị nói cường điệu
làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn, hay khi nỗ lực làm việc