34
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
chuyển biến của nhân quả. Khi dùng tâm hoan hỷ nhìn đời thì
sân hận đâu có chỗ xuất hiện. Thiền sư Nhất Hạnh đã từng viết:
“Lướt trên sóng sinh tử
Thuyền từ dạo bến mê
Nụ cười vô uý nở
Phiền não tức Bồ-đề”.
Và chân thành gởi đến quý vị lời khuyên:
Hơi đâu ôm ấp hận thù
Cho vương sầu khổ, âm u cuộc đời!
SÂN HẬN VÍ NHƯ CÁI CƯA
Đức Phật dùng hình ảnh cái cưa để mô tả trạng thái tiêu cực
của lòng sân. Cái cưa tạo ra các vết loang lổ và cắt đứt vật nào
đó. Khi hai tay cầm hai đầu của cái cưa và thực hiện động tác
kéo qua kéo lại thì vật liệu bị cắt sẽ đứt làm đôi. Cũng vậy, nỗi
sân hận, nỗi niềm không hoan hỷ, trạng thái tâm bực dọc, khó
chịu đều được ví như cái cưa. Trước nhất, cưa dòng cảm xúc ra
từng mảnh vụn, dòng cảm xúc trở thành mạt cưa khổ đau. Dĩ
nhiên, khi một vật liệu có giá trị bị cưa nát nhiều mảnh thì chắc
chắn giá trị của nó mất đi vĩnh viễn. Dầu con người có thể nối
kết những vật dụng bị cắt đứt qua lưỡi cưa sân hận, tình trạng
nguyên thủy của an vui và hạnh phúc cũng không thể được đảm
bảo trọn vẹn. Cứ liên tưởng đến ảnh dụ cái cưa được sánh ví như
trạng thái sân hận để đừng cưa chính mình và người khác trong
mối quan hệ tình người.
Dù ảnh dụ này nêu ra ở cuối nhưng được đức Phật khẳng
định là trọng tâm của bài kinh. Ngài muốn ám chỉ sân hận
xuất hiện trong mối quan hệ đối tác giống như cái cưa có thể
cưa đứt tình người ra nhiều khúc. Cho nên, chỉ khi nào nhận
thức được điều đó mới có ý thức khắc phục, chuyển hóa cảm
xúc, làm tất cả cảm giác khó chịu lắng dịu có nghệ thuật.