32
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
Văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa rất đẹp nhưng một số
vua Trung Hoa đã làm những chuyện không đẹp về văn hóa.
Chẳng hạn như Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt sách, chôn học
trò để phủ định và hủy diệt tất cả những giá trị văn hóa của
những triều đại trước. Tình trạng vị vua sau xóa sổ những
đóng góp của các vị vua trước là hành động muốn độc tôn
văn hoá.
Cần tiếp nhận nền văn hóa khác một cách hoan hỷ để
biết thêm tinh hoa hay các dữ liệu văn hoá như giá trị mới.
Ngạn ngữ phương Tây rất đúng khi cho rằng, “Một người
biết được hai ngôn ngữ có giá trị bằng hai người”. Tương
tự, có thể nói, “người hiểu nhiều nền văn hóa như người có
nhiều quốc tịch, dù y chỉ có một passport!” Người lịch lãm
có thể sống hòa bình, hoà hợp và hạnh phúc với người thuộc
các nền văn hoá khác. Nhờ vậy, lòng sân hận về sự khác biệt
không có cơ hội xuất hiện.
Ứng đối trước những khác biệt về văn hóa, muốn không
bị sân hận chi phối đòi hỏi đến tầm nhìn hiểu biết, rộng lượng
và bao dung. Chỉ với thái độ rộng mở, mọi khác biệt không
tạo ra loại trừ. Ngược lại, tôn vinh cho nhau!
Lúc nào chưa buông bỏ được sân hận thì con người vẫn
còn bị gọi là bệnh nhân, phiền não, nghiệp lực, đối kháng
và hủy diệt lẫn nhau. Do đó, khổ đau tiếp tục xuất hiện với
người sân hận dưới nhiều hình thức khác nhau. Nếu tất cả
sống bằng lòng sân hận thì cuộc đời trở thành bệnh viện rất
lớn nhưng không đủ chỗ để chứa và không đủ thuốc để chữa
lành cho các bệnh nhân. Nếu không buông bỏ sự hận thù thì
dù có ra đời hằng trăm tôn giáo cũng không có giá trị.
Đức Phật luôn dạy tìm sự hóa giải, tháo gỡ nội kết, mở tung
cái gút giữa các mối quan hệ bế tắc. Trên tinh thần Bồ tát đạo,
nhận lỗi về mình để buông khổ đau do người cố ý tạo ra.