30
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
chẳng những không tự đánh mất mình khỏi nền văn hoá gốc
mà còn giúp có cơ hội tắm mát trong nền văn hoá khác. Nhờ
vậy, có được chất liệu của sự an vui, hạnh phúc, hòa hợp,
tương thân và đồng hành trong các bản sắc văn hóa, phong
tục tập quán ở những nơi khác bản địa một trời một vực.
Thập niên 90 của thế kỷ XX, nhiều tu sĩ Việt Nam có
cơ hội sang Ấn Độ tu học. Ấn Độ là đất nước có nhiều nền
văn hóa khác nhau, cũng là cái nôi đã sinh ra nhiều tôn giáo
trên thế giới. Ai sang Ấn Độ cũng có dịp đối diện với nhiều
nền văn hóa khác nhau. Nếu lấy mình làm trục xoay để nhận
định, đánh giá các sự kiện văn hoá thì có thể rơi vào trạng
thái bị sốc. Có lẽ những người viết sách, hướng dẫn du lịch thế
giới đã đúng khi họ đặt nhan đề cho tủ sách loại này bằng cụm
từ “Culture shocked,” nghĩa là “Cú sốc văn hoá”. Thật vậy, tiếp
xúc với nền văn hoá khác mà không có sự nghiên cứu và chuẩn
bị trước, người du lịch dễ bị sốc. Các cú sốc về văn hoá có thể
dẫn đến sân hận, thị phi, thậm chí tranh giành và huỷ diệt như đã
thấy trong lịch sử của nhân loại nhiều ngàn năm qua.
Ấn Độ có “Lễ hội văn hóa” mang tên “Lễ Thánh Thiêng”
(Holy festival). Trong lễ hội, tất cả những người theo Ấn Độ
giáo phải chuẩn bị đón nhận niềm vui khi được người khác
tạt nước màu hay bôi trét bột màu lên thân thể. Trong ngày
này, người Ấn Độ thường mặc bộ đồ cũ, để khi ra đường
được ai tạt nước hay bôi bột màu lên thì khỏi hư áo sạch. Nếu
màu sắc tạp dính vào áo hay vào người được các nền văn hoá
khác gọi là dơ xấu thì người Ấn Độ lại cho là thiêng liêng.
Không hiểu được nét văn hoá đặc thù này của người Ấn
Độ giáo thì dễ nổi cáu vì nghĩ bị người khác làm dơ và trở
nên xấu hổ trước quần chúng. Nhiều người ngoại quốc không
có thiện cảm với lễ hội này nên đã dùng nghệ thuật chơi chữ,
đổi từ “holy” (thiêng liêng) thành “dirty” (dơ dáy) để gọi lễ