28
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
là do sự khác biệt với người khác. Phải là cái đặc thù thì mỗi
sự đóng góp sẽ trở thành đặc biệt. Đặc thù nhưng không đối
kháng. Đặc thù để bổ sung, hỗ trợ nhau.
Với quan niệm đa dạng về tu tập, tôn giáo, pháp môn, người
ta trở nên bao dung, rộng lượng hơn, sẵn lòng tha thứ người
khác, không bao giờ buộc người khác vào thế chấp nhận mình
mà không chấp nhận chính họ. Người tu có tông chỉ duy nhất
để lựa chọn thì tông chỉ đó là đạo Phật. Nếu người tu chỉ có một
học thuyết để theo thì học thuyết đó chính là pháp Phật. Có một
cái gì đó để quyết định thì quyết định đó chính là con đường đạo
đức và tuệ giác mà đức Phật đã dấn thân, ban tặng. Ở đây, hoàn
toàn không hề có những chiếc nón, mũ vốn làm con người bị phân
hoá. Các nhà sư luôn để đầu trọc, nửa tháng cạo đầu một lần. Tóc
là cái được người đời quý trọng mà người tu còn không muốn giữ
huống hồ giữ những cái nón, mũ bị người khác chụp lên.
Nhiều người bị nhiễm lăng kính chính trị, nên đã chính trị
hoá các nhà sư. Nhiệt tình thiếu tuệ giác trong việc chống các
vị cao Tăng không thuộc giáo pháp hay pháp môn của mình
thì chỉ chứng tỏ kiến thức, sự hành trì Phật học còn non kém.
Người chụp mũ và phỉ báng các bậc cao Tăng, các thiền sư
khác với pháp môn sẽ gây ra khẩu nghiệp nặng.
Theo tinh thần Phật dạy, nên bỏ thái độ loại trừ và độc
tôn để có thể nhìn thấy được sự đóng góp và giá trị của người
khác. Người khác có thể theo học thuyết mà ta không thích
nhưng nếu hành động và sự dấn thân của họ mang lại giá trị
lợi lạc thì nên tán thán và học tập.
Câu chuyện “Thiện Tài Đồng Tử tầm sư học đạo” là điển
hình về tinh thần đa pháp môn trong dung thông vô ngại.
Thiện Tài đi tham vấn học hơn 50 vị thầy, xuất thân từ nhiều
trường phái và pháp môn khác nhau. Đôi lúc, tông chỉ của họ
đối lập nhau nhưng Thiện Tài vẫn xem họ là thầy trong lĩnh