GOÁC REÃ CUÛA SAÂN HAÄN
•
27
đường của sự làm mới đạo đức sẽ bày trước mắt.
Cách tân đời sống đạo đức thường được khởi đầu bằng
lương tâm hối hận về những điều xấu đã gây. Muốn làm mới
nhân cách từ quá khứ đen tối, điều trước tiên là phải dẹp bỏ
lòng tự ái. Khi lòng tự ái được chuyển hoá thì ý nghĩ, hành
động và lời nói sẽ có sự thay đổi tích cực. Trong trường hợp
này, nếu mở lòng đón nhận người lỗi lầm, xem họ như bạn
thì khổ đau giữa hai bên biến mất. Nhờ sự hiểu biết và cảm
thông, con người dễ tha thứ lỗi lầm của người khác. Người
hiểu biết còn phát triển tâm tuỳ hỷ với các đồng sự. Khi đang
trực thuộc một giáo phái, ngôi chùa hay quy y một vị thầy,
người ta có thể lập bè, nhóm đối kháng với những người tu
tập khác phái, khác nhóm. Thói quen này dần dần tích thành
tâm lý và cách ứng xử loại trừ.
Để chuyển hoá tâm lý ích kỷ và loại trừ, nên quan niệm
sự đa dạng là cần thiết, thái độ khác biệt tạo nên sự phong
phú. Đức Phật đã nói đến 84.000 pháp môn, con số tượng
trưng cho sự đa dạng. Người tiếp cận chân lý có thể đi trên
nhiều con đường với các phương tiện khác nhau mà vẫn có
thể về cùng đích.
Ý niệm về sự đa dạng pháp môn dạy, đừng bao giờ áp
đặt người khác phải theo quan điểm của mình. Đừng nghĩ
phương pháp của ta là số một, pháp môn của người khác
là số hai, ba, bốn... Các quan niệm ta là nhất, người khác là
phụ thuộc, chính là tâm lý loại trừ trực hoặc gián tiếp. Người
mang thái độ loại trừ dễ dàng tặng người khác những “cái
mũ” của học thuyết, chủ nghĩa. Người bị chụp lên cái mũ dễ
bực tức, nổi cáu, sân hận.
Nên chấp nhận rằng, chân lý có thể tiếp cận bằng nhiều
con đường khác nhau. Tương tự, hạnh phúc có thể đạt được
bằng nhiều cách, thế khác nhau. Giá trị của cá nhân phần lớn