GOÁC REÃ CUÛA SAÂN HAÄN
•
25
dễ phát sinh đối với người có thái độ cực đoan như vừa nêu.
Thái độ ứng xử, loại trừ khiến tâm lý và hành động của
con người hướng tới chỗ không chấp nhận người khác, nhất
là những người có khả năng bằng hoặc hơn mình. Người độc
đoán cũng không muốn tạo điều kiện cho bất kỳ đối tượng
nào có cơ hội thành công. Y giành hết những điều kiện thuận
lợi về phía mình. Y trở thành con người ích kỷ, tầm thường.
Loại trừ là thái độ độc tôn. Người độc tôn chỉ đồng minh
với người và những gì thuộc sở thích, hợp gu và mang lại
hạnh phúc cho y. Những gì không hợp gu, không thích thì y
tìm cách triệt tiêu, nhằm tạo vùng ảnh hưởng phủ khắp. Độc
tôn là đầu mối của chủ nghĩa bành trướng và đặt quyền lợi
thiểu số lên trên quyền lợi đa số.
Lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến nhân vật Hitler, con
người của sự “độc tôn loại trừ”. Ông có mối thù truyền kiếp
với những người Do Thái thông minh. Ông đã ra lệnh mưu
sát không biết bao nhiêu ngàn người Do Thái ở nước Đức
và khắp nơi trên thế giới. Ông hạ lệnh giết hết tất cả những
tướng lĩnh và đảng viên của các đảng đối lập. Lịch sử Hitler
là lịch sử khổ đau do chính ông gieo rắc cho nhân loại. Nỗi
khổ đau thế chiến thứ hai có gốc rễ từ lòng tham loại trừ.
Liên minh Đức, Nhật, Ý chỉ có giá trị tạm thời, trong chiến
lược thế chân vạc. Khi liên minh chân vạc này chiến thắng
và biến các nước khác thành thuộc địa thì trước sau gì cũng
đến giai đoạn liên minh tay ba này loại trừ nhau, giành quyền
thống trị thế giới vì bản chất của những kẻ độc tôn không
muốn có người thứ hai ngang mình.
Thái độ loại trừ làm cho kẻ độc tài khó có thể chấp nhận
người khác. Thái độ loại trừ có mặt ở chủ nghĩa tôn giáo và
ý thức hệ chính trị. Khi chấp nhận một chủ nghĩa nào đó,
con người sẽ có khuynh hướng không chấp nhận những học