26
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
thuyết đối lập. Chủ nghĩa mới xuất hiện, người có tâm loại
trừ sẽ công kích, chỉ trích để giành quần chúng về phía mình.
Y lật ngược mặt trái, mặt sau của chủ nghĩa đó để chứng
minh chủ nghĩa của y là số một. Hành động vạch lá tìm sâu
thường được người, chủ nghĩa loại trừ sử dụng và khai thác
triệt để. Người ta có thể nhìn thấy một cục ghèn trên mắt của
người khác dễ dàng, nhưng đống rác to tướng trước nhà của
mình lại làm ngơ. Ứng xử “tự thị tha phi” khiến đương sự
khó có cơ hội nhìn thấy những sai trái của bản thân huống là
cái tốt và hay của người khác.
Thái độ loại trừ cũng đặt con người trong tư thế không
chấp nhận người khác huống là đối thủ. Vì họ cho rằng, kẻ
thù đã mang lại những nỗi khổ đau khiến họ sụp đổ thành
công, phải làm lại cuộc đời bằng đôi bàn tay trắng. Lòng
thù hận trong thăng trầm và đối diện “xuống chó” từ địa vị
“lên voi” làm cho đương sự ôm giữ mãi nỗi đau và thù hận
trong tâm không nguôi. Một điều kiện nhỏ cũng làm cho
“giọt nước tràn ly”. Sự thành công lúc “lên voi” trong quá
khứ nhiều chừng nào thì sự thù hận gia tăng chừng đó. Đối
với sự mất mát ít hơn, sự thù hận có thể theo thời gian giảm
đi. Đương sự thù hận khó có thể sống với thái độ rộng lượng,
tha thứ và bỏ qua những đau khổ do người khác gây ra. Họ
khó có thể ngồi với người mà họ coi là kẻ thù để tìm giải
pháp cho những bế tắc, lận đận, khổ đau giữa nhau.
Đức Phật chưa bao giờ kết tội những người cản phá con
đường thánh thiện, ngay cả những người là “bom” của con
đường Bồ tát. Ngược lại, bằng tình thương và tuệ giác, đức
Phật thọ ký cho họ sẽ thành Phật trong tương lai. Việc làm
của đức Phật nhằm hướng đến một thế giới không còn kẻ
xấu, ác. Trong mỗi con người đều có chất liệu giác ngộ (Phật
tính). Khi biết khai thác và phát triển tiềm năng giác ngộ này
thì mọi khổ ách, sai lầm trong quá khứ không còn nữa. Con