GOÁC REÃ CUÛA SAÂN HAÄN
•
31
này là “dirty festival,” (một lễ hội dơ). Sự kháng cự về dị biệt
văn hóa đã tạo thành xung lực đối đầu giữa các cá nhân khác
nhau trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Quan niệm độc nhất sẽ tạo ra sự đối kháng và loại trừ. Phải
thấy sự khác biệt tạo ra tính đa dạng và phong phú. Cũng như
hoa có nhiều loại, mỗi loại một sắc thái. Có hoa màu vàng,
đỏ, trắng hoặc vừa vàng vừa đỏ xen kẽ nhau. Nhiều loại hoa
khác nhau tạo thành vẻ đẹp cho vườn hoa. Nếu tất cả hoa
trong vườn cùng màu trắng hoặc vàng đỏ, xanh thì không tạo
thành vẻ đẹp bổ sung. Màu trắng hỗ trợ và làm nổi bật màu
đỏ. Màu đỏ làm nổi bật màu vàng. Cứ thế, sự khác nhau lại
mang tính bổ sung cho nhau. Hình thù cũng vậy, phải có cao
thấp, mập ốm, héo tươi, chính phụ, ánh sáng nhiều và ít. Sự
tương phản tự nhiên sẽ tạo ra hệ giá trị đa chiều. Cũng vậy, sự
đa dạng về bản sắc văn hóa của loài người là cách hỗ trợ và
bổ sung cho nhau. UNESCO đã kêu gọi các quốc gia trên
thế giới phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đừng để bản
sắc văn hóa đó bị diệt chủng, biến dạng hay bị huỷ diệt trong
chiến tranh do xung đột văn hóa gây ra.
Khi hai nước có quan hệ tốt thì sự giao lưu về kinh tế,
văn hoá; nghệ thuật, văn học mang tính đối lưu. Nền văn
hóa nước lớn sẽ ảnh hưởng đến nền văn hóa nước nhỏ. Như
trường hợp Trung Hoa ảnh hưởng đến Việt Nam, Nhật Bản,
Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng hay Ấn Độ đã ảnh hưởng
đến Tích Lan, Miến Điện, Bhutan, Xích Kim, Pakistan, Ban-
gladesk, thậm chí Thái Lan, Lào, Campuchia.
Sự tương tác văn hoá thường diễn ra theo công thức cái
nổi và chìm, tác động và bị động, ảnh hưởng và bị ảnh hưởng.
Nếu không quan niệm nền văn hóa khác như một sự hỗ trợ,
bổ sung cho nền văn hóa của mình, thái độ kháng cự là đầu
mối của mọi cú sốc văn hoá.