BAÁT MAÕN VAØ SAÂN HAÄN
•
53
thở, cơm ăn, quần áo mặc, chưa đến nỗi mất đi sự sống nên
tôi tiếp tục cầu nguyện cho ông cai trị, còn hơn để một ông
vua hà khắc hơn thì cuộc đời càng thêm khổ.
Câu chuyện cho thấy hai thái độ bất mãn khác nhau,
người cầu nguyện cho chế độ sụp đổ là thái độ bất mãn cùng
cực. Nó đứng trên lập trường chính trị, ý thức hệ. Quan niệm
cuộc sống, những người phát xuất từ tấm lòng thương yêu
đối với đồng loại đang khổ đau, nên họ muốn chế độ hà khắc
không còn cơ hội gây đau khổ cho người khác.
Thái độ bất mãn của bà cụ cũng vậy, bà rất bất mãn đồng
thời mất hết tất cả niềm tin về cuộc đời, không còn hy vọng
có thể huy hoàng, hạnh phúc hơn.
Khi tìm hiểu, được biết bà đã từng mất chồng trên chiến
trường, mất con, bà trở thành độc thân và chính quyền không
hề quan tâm. Nghĩa là, không có sự đền ơn đáp nghĩa đối với
chiến sĩ bỏ mạng ở sa trường cho tự do hạnh phúc, độc lập
của dân tộc. Vậy mà bà vẫn không than oán và hy vọng trong
chiều kích đó còn có cái gì để bà sống, hơn chế độ khác có
thể sẽ xấu hơn. Phản ứng bất mãn trường hợp này là kết quả
của cái nhìn trong hoàn cảnh khó khăn đến độ người ta mất
hết niềm tin về sự thay đổi, chuyển hóa. Nên tốt nhất là chấp
nhận duy trì tình trạng đó, miễn còn sống được, có thể hạnh
phúc được từ những cái rơi rớt của khổ đau.
Hai trường hợp đều là trạng thái bất mãn, dẫn đến sân
hận giống nhau. Một sân hận tại sao phải để cho chế độ đó
được tồn tại, một sân hận tại sao phải tạo cơ hội cho một chế
độ khác xấu hơn chế độ này được tồn tại. Cả hai chế độ đều
là những cách thức dẫn đến khuynh hướng không được an
vui trong tâm thức. Về phương diện chính trị, con người
dấn thân vào quân sự, chính trị khó có thể chấp nhận quan
điểm giải quyết vấn đề như vậy, bởi họ nỗ lực phấn đấu