BAÁT MAÕN VAØ SAÂN HAÄN
•
51
tưởng là tư tưởng suy nghĩ lung tung; hành là những động tác di
chuyển của cơ thể; thức là sự nhận biết. Nếu 5 ấm này mà không
hòa hợp thì nỗi khổ niềm đau sẽ rất nhiều.
Hai trạng thái tâm lý: cầu bất đắc và oán tắng hội tạo ra
bất mãn rất nguy hiểm. Phật dạy, phải nhận dạng được bản
chất của nó và không dừng lại tại đấy, bởi vì đó mới chỉ là
bước đầu, quy trình của sự trị liệu.
Bước hai, đức Phật dạy, phải tìm ra nguyên nhân thông
qua công thức của Tứ diệu đế là lòng tham ái, sân hận, si mê,
không vị tha, không từ-bi-hỷ-xả… Trong những tình huống
cụ thể, có những bất hạnh bắt nguồn từ bất mãn dẫn đến sân
hận và phải tìm nguyên nhân bất mãn là gì? Khi nào vạch
mặt chỉ tên được nguyên nhân thì có thể giải quyết vấn đề
khổ đau được khoảng 60%, bằng không, sẽ chết trước khi
phát hiện ra nguyên nhân. Chỉ tên “bất mãn” đang hiện hữu
thì có thể khống chế được phản ứng của sân hận. Nghiên cứu
về bản chất và tác hại của bất mãn sẽ giúp chuyển hoá sân
hận từ suy nghĩ đến lời nói, việc làm và cách giao tế ứng xử
trong đời sống.
Đức Phật dạy, con người có thể bị trôi lăn trong sinh tử luân
hồi từ nhiều kiếp là do không tìm được nguyên nhân khổ đau.
Khác với các tôn giáo, đạo Phật vạch mặt chỉ tên các
thực trạng khổ đau không phải để bi quan, yếm thế, mà để
đối diện với nó, khắc phục nguyên nhân tạo ra nó và có giải
pháp thoát ly.
Chính vì vậy, đức Phật kết luận rằng: “Trong suốt 49
năm hoằng pháp Như Lai chỉ nói hai vấn đề chính, còn
bao nhiêu kinh điển chỉ phục vụ cho hai vấn đề đó thôi.
Thứ nhất là vạch mặt chỉ tên khổ đau, thứ hai chỉ con
đường giải quyết khổ đau”. Con đường giải quyết khổ đau