CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 55

BAÁT MAÕN VAØ SAÂN HAÄN

49

Kết luận rút ra từ nghiên cứu trên là bản chất của các loài

động vật, thực vật đều hướng đến sự sống và sợ hãi cái chết.

Vì vậy, mọi loài luôn muốn được bình an, được thọ mạng,

thậm chí muốn trường sinh bất tử.

Khi lòng sân hận bị kích hoạt bằng sự bất mãn thì sẽ biểu

đạt cường độ ứng với tình huống tạo ra nó. Phản ứng bất mãn

dẫn đến sân hận có thể chảy đổ và xuất hiện bất cứ lúc nào

khi nghịch cảnh có mặt, hoặc khi các cản lực ảnh hưởng trực

tiếp hay gián tiếp tới tính mạng.

Phản ứng bất mãn dẫn đến sân hận ở con người rất mãnh

liệt. Đối với người nóng tính hoặc khó chịu, sự bất mãn có

thể bộc phát bất cứ lúc nào và người thân thương của họ có

thể trở thành nạn nhân. Khi có các xúc tác của lòng bất mãn

trước các biến cố cuộc đời như thua lỗ trong việc làm ăn,

thất nghiệp, mất của bị lừa gạt, chán nản trước nhân tình thế

thái... thì tâm lý bất mãn phát sinh và kéo theo sân hận như

bóng không rời hình.

Có thể nhận dạng và phân định diễn biến của thái độ bất

mãn bằng cách, đặt nó theo ba chiều kích. Thứ nhất, nhận

dạng bản chất thực tại của tâm lý bất mãn là gì? Thứ hai, phải

tìm nguyên nhân tại sao bất mãn, nguyên nhân gần hay xa...

đã khiến bị cau có, bực dọc. Cuối cùng là con đường để tháo

gỡ, vượt lên trạng thái tâm lý bất mãn, không dẫn đến sự sân

hận gây ra khổ đau giữa mình và người khác.

Học thuyết Tứ diệu đế của đạo Phật được đặt ra trên hai quy

trình nhân quả, như một thực tại để đối đầu và không cho phép

trốn chạy. Đức Phật dạy, cuộc đời này chứa tất cả 8 phạm trù

của khổ đau:

Trước nhất là sanh, khi lọt lòng mẹ, khổ đau được biểu

hiện qua tiếng khóc, do sự thay đổi không khí, môi trường,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.