CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 62

56

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

cự, chưa chắc anh giáo sư đánh thắng anh da đen. Bởi vì, về

phương diện cấu trúc vật lý của cơ thể sinh học, người da đen

phải mạnh hơn người da trắng, da đỏ, da vàng. Khi người Mỹ

mới đến Việt Nam, họ dễ bị bệnh, qua Ấn Độ họ cũng vậy,

qua Somali họ lại càng dễ bị bệnh hơn nữa vì kháng thể yếu,

đi tới đâu cũng dễ bị nhiễm vi trùng.

Anh giáo sư không kháng cự không phải vì nghĩ đến

việc thắng thua, mà anh nhìn thấy được trong hành động

phản kháng của anh da đen bắt nguồn từ khổ đau. Có thể

bắt nguồn trong hoàn cảnh người da đen này đã từng có

người vợ bị phân biệt đối xử, người con bị phân biệt đối

xử mất việc làm, thất nghiệp, và bản thân anh da đen đó

cũng bị phân biệt đối xử như vậy. Cho nên, anh ta có sự

hiểu lầm, việc đứng lên của người da trắng trong trường

hợp này là khinh khi, không muốn ngồi chung với người

da đen. Nhưng thật ra, anh da trắng này chỉ với lý do đơn

giản là ngồi ở bên cửa sổ, mà vị trí ghế trên đó vừa có

người đứng dậy.

Đó là một vài góc cạnh liên hệ đến bất mãn và sân hận,

liên hệ đến ý thức hệ chính trị, quân sự giữa nước này với

nước khác, chủ nghĩa này với chủ nghĩa kia.

Cảm giác bị phân biệt đối xử có thể tạo thành sự bất mãn

lớn. Đến nơi bị mọi người nhìn chằm chằm, với ý phê bình,

chỉ trích, bỗng dưng cảm thấy bẽn lẽn, sợ hãi. Ví dụ, khi

người Việt Nam đến nơi nào đó đã từng có người Việt ăn cắp

và để lại ấn tượng không tốt cho người dân địa phương. Rồi

nghe kể lại câu chuyện thì bỗng dưng cảm thấy áy náy, vì

cách kể đó là phân biệt đối xử. Lẽ ra không nên kể, bởi cách

ngoại giao tối thiểu, “mía sâu có đốt, nhà dột có nơi”, đâu phải

người Việt Nam nào cũng vậy. Rất nhiều người Việt Nam nhân

từ, đạo đức, bỏ cả công việc để làm công tác từ thiện xã hội

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.