CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 64

58

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

tấm gương thích hợp hay không? Xem phản ứng đó có mang

lại hạnh phúc hay chỉ mang lại khổ đau cho mình và những

người khác? Nếu câu trả lời là mang lại khổ đau nghĩa là đi

sai đường lạc lối, ngược lại, nếu phản ứng mang lại hạnh

phúc thì biết đó là điều cần phát huy.

Trong bất kỳ khổ đau nào, nhà Phật cũng dạy cách suy

nghĩ đến giải pháp thích ứng, miễn là chịu khó suy nghĩ. Nếu

không kiên nhẫn thì vĩnh viễn không có được hạnh phúc!

Đừng trút đổ cơn giận một cách vô ích. Nếu muốn phóng

thích nó thì phải chuyển hóa một cách an toàn. Giống như trong

nhà có rác, phải bỏ vào sọt để xưởng rác xử lý, không thể quẳng

vào trong túi của người thân hay nồi cơm, chén nước gây ra

nguy hiểm. Phải khôn ngoan phóng thích vào nơi rất an toàn,

bằng không, cả mình và người thân đều chịu bất hạnh.

Chúng tôi đã chia sẻ một vài góc cạnh nói lên tính cách liên

hệ mật thiết giữa bất mãn và sân hận. Con người cần phải nhận

thức, đối đầu với nó để khắc phục vượt qua. Làm được vậy, có

thể biến năng lực của bất mãn và sân hận thành chất liệu xây

dựng. Trên cơ sở đó, mới thiết lập tình thương và xây dựng nền

hoà bình thế giới. Có như vậy, không lo gì đến hoàn cảnh bức

bách hay điều kiện khó khăn không như ý. Tất cả đều có thể trở

thành hoa sen của sự sống, nguồn hạnh phúc cuộc đời và đó là

những gì đức Phật dạy. Các vị Bồ tát cũng đã làm thành công,

thánh tăng, cư sĩ, Phật tử lỗi lạc cũng đã làm thành công.

Phải tin, nếu có những hoàn cảnh bất mãn như vậy mà tìm thì

cũng sẽ có cách chuyển hóa. Từ đó, có được hạnh phúc, nếu

phóng thích bực dọc không đúng chỗ sẽ dẫn đến sự hủy diệt!

BẤT MÃN VỀ THỜI CUỘC

Khuất Nguyên, vị quan Tam quân Đại phu trong lịch

sử Trung Hoa, là người bất khuất, liêm chính, một lòng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.