CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 66

60

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

Ông lão thở dài và nói một câu như lời an ủi, triết lý, chủ

nghĩa hành động mà nhà Phật gọi là tùy duyên:

“Nếu đời đục cả thì tại sao ông không nương vào cái đục

đó để tồn tại và tồn tại bằng lương tri. Nếu đời say cả, tại sao

ông không dấn thân vào đám quần say đó để trở thành một

con người tỉnh thức”.

Cuối cùng, khuynh hướng hai bên khác nhau, Khuất

Nguyên vẫn đi theo con đường của mình còn ông lão vẫn đi

theo con đường của ông lão. Trước khi chia tay, ông lão phát

biểu một câu rất hay: “Sông Tương nước đục chảy ra thì ta

lội xuống để mà rửa chân. Sông Tương nước chảy trong veo

thì ta lội xuống rửa cái lèo mũ ta”.

Phải tùy duyên bất biến trong những hoàn cảnh bất như

ý thì mới có thể sống trong cuộc đời này. Cuộc đời được ví

như dòng sông với chức năng là chuyện giao tế ứng xử, đối

tác làm ăn... Dĩ nhiên, phải có những trở ngại nhưng nếu biết

tận dụng hoàn cảnh thì cũng như nước đục và trong mà ta

sử dụng, không hề bỏ phí bất cứ trường hợp nào. Tận dụng

được hoàn cảnh mình đang sống, nhất là trong chế độ chủ nghĩa

phương Tây hiện đại, tất cả mọi thứ đều được recycle. Có thể

tái tạo bằng cách đưa vào máy lọc dưới điều kiện của nhiệt, máy

móc, hóa chất… để trở thành nước trong và uống được. Thậm

chí, nước biển cũng có thể trở thành nước ngọt thông qua sự hỗ

trợ của máy móc hiện đại.

Công cụ hiện đại gợi lên phương pháp ứng xử trong

mọi tình huống. Đừng bao giờ đánh mất bản chất, nếu mất

thì sẽ chạy theo duyên thay vì tùy duyên. Tức là, nương

theo duyên để giữ được bản chất, như thế mới đạt đến đỉnh

cao của sự đóng góp và phục vụ. Dù nước đục hay trong,

chức năng của nước vẫn là nước. Đó là triết lý ứng thế

của đạo Phật. Không biết ông lão chăn bò nọ có hiểu được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.