CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 67

BAÁT MAÕN VAØ SAÂN HAÄN

61

tinh thần của nhà Phật hay không nhưng cách ông khuyên

Khuất Nguyên rất gần với đạo Phật.

Trong cuộc đời, có rất nhiều hình thái bất mãn được thể

hiện theo hai khuynh hướng:

Khuynh hướng thứ nhất, bất mãn dẫn đến nổi loạn không

liên minh hợp tác và bất mãn này sẽ kéo theo sự sân hận, đổ vỡ

giữa người với người. Khuynh hướng thứ hai là đứng trên tinh

thần của nhà Phật. Từ bất mãn tạo thành năng lực xây dựng,

đóng góp vì thấy cuộc đời hiện tại không như ý nên cần phải

dấn thân nhiều hơn, hy sinh nhiều hơn để làm được nhiều kỳ

công cho xã hội. Bằng không, sẽ bị rơi vào trạng thái ứng xử

giống như bao nhiêu phàm tình khác không thuộc về chất

liệu của Phật giáo.

Ngày nay, người Trung Hoa tưởng niệm vị quan trung

thần, can trường, nghĩa khí Khuất Nguyên bằng ngày tết Đoan

Ngọ, tức là tết mùng 5 tháng 5 âm lịch. Khuất Nguyên qua đời

do bệnh bất mãn dẫn đến tự tử tại sông Tiền Đường. Ông nghĩ,

thà chết trong trạng thái trong sạch, không say hơn là sống mà

say và bia vị ngàn đời sẽ ghi lại để người ta tưởng nhớ.

Phản ứng chọn cái chết trong trạng thái bất mãn là thái

độ không khôn ngoan. Sự trong sạch đáng tán thán, nghĩa

khí không bị say đáng ca ngợi. Nhưng giải quyết để duy

trì cái không say, không bị đục đó bằng con đường tự tử là

cách không còn lối thoát, hướng giải quyết vấn đề có thể để

lại những vết hằn của sân hận dẫn đến khổ đau từ kiếp này

sang kiếp khác. Nhà Phật dạy, đừng chịu thua khổ đau, đừng

buông tay trước nghịch cảnh. Phải bình tĩnh sáng suốt vươn

lên, để xử lý vấn đề trong mọi hoàn cảnh, đừng bao giờ chọn

một giải pháp không lối thoát. Những giải pháp tự tử dù với

lý do nào đi nữa đều là kết quả của bất mãn, tất cả có thể trở

thành động lực rất lớn để tiến thủ trong cuộc đời.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.